5. Kết cấu Luận văn
3.2.1. Cơ chế quản lý nguồn thu
3.2.1.1. Tổ chức lập dự toán thu
Vào tháng 7 hàng năm Bệnh viện lập dự toán thu chi của đơn vị, trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước như các chỉ tiêu chuyên môn:
- Chỉ tiêu giường bệnh.
- Chỉ tiêu chuyên môn nghiệp vụ: Số lần KCB ngoại trú; số giường bệnh điều trị nội trú; số ngày điều trị nội trú; số lượng phẫu thuật, thủ thuật; số lượng chiếu chụp, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng; số lượng xét nghiệm, KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi...
Bệnh viện lập dự toán thu cho các nội dung sau: - Thu từ NSNN giao kinh phí, trong đó:
+ Kinh phí thực hiện chế độ tự chủ: bao gồm các khoản chi thường xuyên để đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Kinh phí không giao tự chủ bao gồm: Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, kinh phí bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, kinh phí KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi, các nhiệm vụ đột xuất khác do cấp có thẩm quyền.
- Thu sự nghiệp y tế bao gồm:
+ Thu phí, lệ phí: Bao gồm viện phí trực tiếp và BHYT. + Thu khác: cho thuê mặt bằng, kinh phí quầy thuốc, nhà ăn...
Trong năm thực hiện nếu phát sinh các hoạt động bất thường, Bệnh viện được phép điều chỉnh dự toán cho phù hợp, báo cáo Sở Y tế tổng hợp gửi Sở Tài chính để điều chỉnh.
Nhìn chung, công tác lập dự toán thu của Bệnh viện hàng năm tương đối sát với kế hoạch đặt ra. Dự toán thu từ nguồn NSNN thực hiện chế độ tự chủ được lập tương đối chính xác do được căn cứ vào số giường bệnh được giao, các căn cứ này thường không thay đổi nhiều nên có thể dựa vào số thu năm trước để ước tính cho số thu năm sau. Tuy nhiên số thu này thường không sát với thực tế do quy định mức tính trên giường bệnh thường thấp hơn so với chi phí thực tế mà Bệnh viện phải đầu tư, ngoài ra, công suất sử dụng giường bệnh thường cao hơn rất nhiều so với giường bệnh kế hoạch giao.
Dự toán thu cho các hoạt động không tự chủ được bệnh viện lập thường không chính xác: do nhu cầu của đơn vị lập thì cao nhưng Bệnh viện chỉ được giao kinh phí này mang tính chất phân bổ của các cơ quan cấp trên.
Đối với dự toán thu sự nghiệp y tế: sau khi thực hiện Nghị định 43 công tác lập dự toán được lập chính xác hơn do Bệnh viện xây dựng được phương án tự chủ tài chính và được các cơ quan quản lý nhà nước thông qua, nên đó cũng là cơ sở để Bệnh viện lập dự toán các năm tiếp theo. Dự toán thu khác chủ yếu dựa vào nguồn thu năm trước.
3.2.1.2. Tình hình thực hiện các khoản thu
Bệnh viên Đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ là ĐVSNCL tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Bệnh viện có mã chương là 423. Nguồn tài chính hàng năm Bệnh viện được nhận gồm:
Nguồn kinh phí do NSNN cấp:
- Kinh phí chi hoạt động thường xuyên do NSNN cấp cho hoạt động KCB. - Kinh phí các dự án đầu tư XDCB, nâng cấp mua sắm trang thiết bị.
Bảng 3.3: Tổng hợp kinh phí ngân sách cấp giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: ngàn đồng Năm Hoạt động KCB Hoạt động đầu tƣ XDCB Tổng cộng Tỷ lệ năm sau so với năm trƣớc 2009 10.456.637 53.209.214 13.665.851 100% 2010 11.241.281 74.572.421 15.813.702 116% 2011 9.323.198 81.117.802 20.441.000 129% 2012 10.882.725 75.892.675 16.775.400 82% 2013 11.358.423 37.420.577 18.779.000 112%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Kinh phí hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Bệnh viện được Nhà nước đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ. Tháng 7 năm 2013 các hạng mục xây dựng cơ bản (XDCB) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ công tác KCB.
Bệnh viện là cơ sở KCB cung cấp dịch vụ y tế công cho xã hội do vậy nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu viện phí trực tiếp và BHYT là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số thu của đơn vị.
Mức thu hiện nay Bệnh viện vẫn áp dụng khung giá thu một phần viện phí được quy định tại Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 17/8/2006 của UBND tỉnh Phú Thọ. Khung giá này được xây dựng từ khung giá quy định tại Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí; Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của Liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã Hội - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện thu một phần viện phí; Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 của Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí. Năm 2012 Bệnh viện thực hiện thu dịch vụ y tế theo biểu giá được phê duyệt tại Nghị quyết số 08/2012/NQ-HĐND ngày 15/8/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Biểu đồ 3.3: Tổng hợp kinh phí ngân sách cấp cho Bệnh viện trong giai đoạn 2009 - 2013
Thu viện phí bao gồm các khoản thu cho các hoạt động khám bệnh nội trú, ngoại trú; điều trị bệnh nhân nội, ngoại trú; các dịch vụ xét nghiệm, chiếu chụp, chẩn đoán hình ảnh; các phẫu thuật, thủ thuật... Thu từ BHYT cũng tương tự bao
gồm các khoản thu trên cho đối tượng có thẻ BHYT, được tổng hợp và quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Bảng 3.4: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: ngàn đồng
TT Diễn giải Thu sự nghiệp Tỷ lệ năm sau so với năm trƣớc Tổng số chi thƣờng xuyên Mức độ bảo đảm chi thƣờng xuyên A B 1 2 3 4=1:3x100 1 Năm 2009 58.201.149 100% 73.235.000 79% 2 Năm 2010 73.436.298 126% 88.237.000 83% 3 Năm 2011 103.046.000 140% 119.492.000 86% 4 Năm 2012 151.703.600 147% 169.938.000 89% 5 Năm 2013 234.649.000 155% 251.394.000 93%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Biểu đồ 3.4: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013
Bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 cho thấy số thu sự nghiệp y tế tăng hàng năm, năm sau tăng so với năm trước bình quân khoảng 142% là do nỗ lực rất lớn của Bệnh viện trong việc khai thác và huy động các nguồn thu. Bệnh viện đã thực hiện liên doanh liên kết với các đối tác đặt máy móc, trang thiết bị hiện đại tại bệnh viện phục vụ tốt nhất cho người bệnh giúp cho việc từng bước nâng cao chất lượng
chuyên môn. Việc liên kết đặt máy đã được Bệnh viện xây dựng đề án và xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên là Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thực hiện quản lý tài chính theo quy định.
Số thu từ liên kết đặt máy được Bệnh viện quản lý chặt chẽ theo các quy định hiện hành, mức thu theo khung giá quy định, thu theo biên lai thu phí, lệ phí do Tổng cục Thuế phát hành được thực hiện qua bộ phận tài chính kế toán của Bệnh viện. Khoản chênh lệch xác định hàng năm được thực hiện nghĩa vụ thuế tại địa bàn, số còn lại được bổ sung nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của Bệnh viện để thực hiện tái đầu tư nâng cấp chất lượng công tác KCB theo quy định hiện hành.
Bên cạnh các nguồn thu theo chế độ viện phí, BHYT theo quy định, Bệnh viện còn chủ động xây dựng cơ cấu giá các khoản mức thu dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện nhằm tạo thêm nguồn thu cho đơn vị như: Thu cho thuê mặt bằng trông giữ xe đạp, thu dịch vụ quầy thuốc, thu từ hoạt động nhà ăn, thu KCB theo yêu cầu. Đây là nguồn thu tương đối ổn định qua các năm góp tỷ lệ tăng thu cho bệnh viện.
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chi tiết các nguồn thu giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: ngàn đồng
Nguồn thu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % NSNN cấp 13.665.851 19 15.813.702 18 20.441.000 17 16.775.400 10 18.779.000 7 Thu sự nghiệp y tế. - Phí, lệ phí 54.375.000 76 68.893.000 77 98.262.500 80 146.070.600 87 227.921.000 90 - Thu khác 3.826.149 5 4.543.298 5 4.783.500 4 5.633.000 3 6.728.000 3 Tổng cộng 71.867.000 100 89.250.000 100 123.487.000 100 168.479.000 100 253.428.000 100
Số liệu bảng 3.5 trên đây cho thấy, nguồn thu chủ yếu của Bệnh viện trong 5 năm qua là nguồn thu sự nghiệp, chiếm trên 80% trong tổng số thu. Thu từ NSNN có xu hướng giảm cả số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng số nguồn thu. Tốc độ tăng nguồn thu sự nghiệp cao, do đó mức tự chủ của Bệnh viện cũng tăng. Năm 2013 mức độ này lên đến 93% (bảng 3.4).
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện năm 2009 và 2013
Trong cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện, nguồn thu từ viện phí và BHYT đóng vai trò rất quan trọng, chiếm đến trên 76% tổng số nguồn thu của Bệnh viện, thậm trí năm 2013 nguồn thu này chiếm tới 90%.
Như vậy, sự biến đổi nguồn thu từ viện phí trực tiếp và BHYT có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến cơ cấu nguồn thu của bệnh viện. Những số liệu ở bảng 3.5 cho thấy tỷ trọng và gánh nặng tài chính từ NSNN cho bệnh viện đã giảm dần nhờ sự đóng góp tài chính của người dân thông qua viện phí trực tiếp và BHYT. Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng này trong hoạt động KCB cũng có những tác động nhất định.