Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 99)

5. Kết cấu Luận văn

4.2.6.Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát tài chính

4.2.6.1. Tăng cường kiểm soát chi NSNN qua hệ thống kho bạc nhà nước

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của các cấp, ngành với mục tiêu là các khoản chi của NSNN

phải đảm bảo tính mục đích, có dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và hiệu quả.

Kiểm soát chi NSNN theo Luật Ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm của mọi cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN, trong đó Kho bạc Nhà nước là cơ quan kiểm soát cuối cùng trước khi xuất quỹ. Đó chính là hình thức kiểm soát phòng ngừa, nhằm đảm bảo cho các khoản chi theo đúng nguyên tắc, đúng mục đích, ngăn ngừa sai sót, nhầm lẫn.

Theo tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước, những năm qua Kho bạc Nhà nước đã từng bước thực hiện kiểm soát chi một cách chặt chẽ, bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, thực hiện chi trả trực tiếp qua kho bạc. Thông qua kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước, các đơn vị bước đầu đã chấp hành tốt kỷ luật sử dụng ngân sách, tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền, cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước trong điều hành ngân sách. Tuy nhiên, do hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn chưa đầy đủ, chưa sát thực tế, chất lượng dự toán của các đơn vị còn thấp đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác kiểm soát thu chi qua Kho bạc Nhà nước. Trong thời gian tới, để củng cố và nâng cao vai trò của Kho bạc Nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước mới, cần phải làm tốt một số việc sau đấy:

Một là, cần phải quán triệt quan điểm kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan đến quản lý NSNN chứ không phải vì công việc riêng của Kho bạc Nhà nước. Các ngành, các đơn vị cần phải thấy rõ vai trò của mình trong quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN.

Hai là, hàng năm đơn vị sử dụng ngân sách làm thủ tục quyết toán thu chi với cơ quan chủ quản cấp trên. Kết quả duyệt quyết toán được cơ quan chủ quản gửi cho các đơn vị hữu quan theo quy định. Trên cơ sở của báo cáo này, cơ quan tài chính đồng cấp lập thủ tục ghi thu, ghi chi vào NSNN theo quy định. Làm như vậy tạo sự nhất quán về duyệt thanh toán chứng từ và quyết toán mục chi theo dự toán đã được duyệt, giải quyết được tình trạng số liệu báo cáo quyết toán giữa cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và Kho bạc Nhà nước không khớp.

Ba là, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kho bạc nhà nước làm nhiệm vụ kiểm soát chi cả về chuyên môn, nghiệm vụ và phẩm chất, đạo đức, xứng đáng là người thủ quỹ năng động của nhân dân.

4.2.6.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát tài chính của các cơ quan chức năng thì việc thực hiện công tác tự kiểm tra trong nội bộ Bệnh viện là rất cần thiết. Để thực hiện tốt quyền tự chủ tài chính, Bệnh viện cần tạo ra một cơ chế giám sát các khoản thu và các khoản chi. Trước hết là việc hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tế, đây sẽ là khung pháp lý cho công tác chi tiêu tài chính và là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu chi trong đơn vị. Công khai tài chính cũng là một biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức nhà nước trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.

Nguyên tắc tự kiểm tra, kiểm soát của hệ thống thông tin kế toán cũng như việc tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ các đơn vị có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó đảm bảo thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, chính xác, đúng với chính sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chính nói chung và chế độ thể lệ kế toán quy định nói riêng phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô, vi mô nền kinh tế.

Giải pháp cơ bản hoàn thiện hệ thống kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ. Trong kế hoạch phải xây dựng hình thức kiểm tra, xác định rõ người chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở từng khâu công việc, đối tượng nội dung, thời gian kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải được thực hiện ngay từ đầu năm.

Thứ hai, xác định đối tượng của công tác kiểm tra và địa điểm tiến hành kiểm tra. Đối tượng chính của kiểm tra nội bộ là báo cáo kế toán, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, tài sản và tình hình sử dụng tài sản. Căn cứ quá trình kiểm tra để đánh giá đúng tình hình quản lý vốn và sử dụng tài sản của ngân sách đồng thời xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị.

Trong công tác kiểm tra kế toán thường sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh là chủ yếu. Cần tiến hành đối chiếu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu số liệu kế toán với các đơn vị liên quan, đối chiếu số liệu kế toán với thực tế hoạt động, đối chiếu số liệu trên cơ sở căn cứ vào chế độ tài chính kế toán hiện hành.

4.2.6.3. Đổi mới công tác quản lý gắn liền với tăng cường trách nhiệm trong Bệnh viện

Hiện nay, hệ thống kiểm soát tài chính ở nước ta vẫn thực hiện theo mô hình truyền thống, kiểm soát chi tiêu chủ yếu tập trung ở các yếu tố đầu vào như chi lương, mua sắm thiết bị, điện nước. Các thông tin về kết quả hoạt động hầu như vắng bóng. Theo tinh thần của cải cách tài chính công, thì việc trao quyền tự chủ cho thủ trưởng và tập thể người lao động tại đơn vị quyết định những đầu vào chủ yếu để sản xuất đầu ra là rất cần thiết. Nhưng khác với nguồn tiền tư nhân bỏ ra, nguồn tiền công nếu được phép sử dụng linh hoạt mà thiếu đi trách nhiệm giải trình thì chắc chắn sẽ là mảnh đất tốt để tham nhũng phát sinh. Vì vậy, sự tự chủ này cần phải đi kèm với sự gia tăng trách nhiệm đối với việc cung ứng các đầu ra và kết quả cuối cùng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 99)