Mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên Dương Thị Thanh Vân. (Trang 40)

5. Nội dung của Luận văn

1.6.4.Mô hình SWOT

Mục đích của mô hình SWOT là phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) của doanh nghiệp với các cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) nhằm phối hợp một cách hợp lý giữa các yếu tố nhằm đánh giá và xác định, lựa chọn chiến lƣợc phù hợp với doanh nghiệp.

Mỗi tổ chức đều có một số những cơ hội và mối đe doạ của môi trƣờng bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu bên trong. Các yếu tố đó có thể đƣợc sắp xếp thành một ma trận để hình thành chiến lƣợc khả thi có thể lựa chọn.

Để xây dựng ma trận SWOT phải tiến hành theo các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Liệt kê tất cả các điểm mạnh chủ yếu bên trong doanh nghiệp nhƣ tiềm lực về tài chính, công nghệ, cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, mạng lƣới phân phối rộng, có uy tín với khách hàng...

- Bƣớc 2: Liệt kê tất cả các điểm yếu cơ bản trong doanh nghiệp nhƣ hệ thống quản lý kém, không quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động non trẻ không đáp ứng yêu cầu công việc...

- Bƣớc 3: Liệt kê tất cả các cơ hội lớn từ môi trƣờng bên ngoài mà doanh nghiệp có thể khai thác nhƣ: mức tăng trƣởng của ngành, nhiều nhà cung ứng, sự rút lui của đối thủ cạnh tranh, sự chuyển giao công nghệ trong ngành diễn ra mạnh mẽ.. - Bƣớc 4: Liệt kê các mối đe doạ trực tiếp từ bên ngoài đối với doanh nghiệp có thể là có công nghệ mới thay thế, sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, những sản phẩm cạnh tranh mới, nhà nƣớc có chính sách tự do hoá mậu dịch…

- Bƣớc 5: Lựa chọn để kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài để hình thành chiến lƣợc SO phù hợp. Đây là chiến lƣợc thuận lợi nhất mà doanh nghiệp nào cũng muốn hƣớng tới.

- Bƣớc 6: Lựa chọn kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài để hình thành chiến lƣợc WO thích hợp. Đây là chiến lƣợc khắc phục các điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng cơ hội bên ngoài.

- Bƣớc 7: Lựa chọn kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài để hình thành chiến lƣợc ST. Đây là chiến lƣợc sử dụng thế mạnh của doanh nghiệp để hạn chế bớt hoặc tránh khỏi những tác động tiêu cực của môi trƣờng bên ngoài đang đe doạ.

- Bƣớc 8: Lựa chọn kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài để hình thành chiến lƣợc WT. Đây là chiến lƣợc phòng thủ, khi doanh nghiệp ở vào tình trạng bất lợi nhất thì chiến lƣợc WT có thể sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm đi những điểm yếu bên trong đồng thời tránh đƣợc những mối đe doạ từ bên ngoài.

Bảng 1.2. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT

Những điểm mạnh (S) Liệt kê những điểm mạnh ………

Những điểm yếu (W) Liệt kê những điểm yếu ……….

Các cơ hội (O) Liệt kê những cơ hội …….. …….. Các chiến lƣơc SO Sử dụng điểm mạnh để tận dụng các cơ hội Các chiến lƣơc WO Khắc phục các điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội

Các mối đe doạ (T) Liệt kê những đe doạ ………

………

Các chiến lƣơc ST

Sử dụng điểm mạnh để hạn chế bớt các nguy cơ đe doạ từ bên ngoài

Các chiến lƣơc WT

Giảm thiểu những điểm yếu và tránh các mối đe doạ từ môi trƣờng

Việc phân tích ma trận SWOT để hình thành các ý tƣởng chiến lƣợc tận dụng triệt để cơ hội, phát huy điểm mạnh, tránh các nguy cơ và che chắn các điểm yếu. Trên cơ sở đó hình thành các phƣơng án kết hợp chiến lƣợc với nguyên tắc tận dụng, khai thác triệt để các cơ hội, tránh rủi ro, phát huy các điểm mạnh và che chắn các điểm yếu xuất hiện trong thời kỳ chiến lƣợc.

Mô hình này có ƣu điểm là nghiên cứu rất rõ sự tƣơng tác trong ngành để xác định cƣờng độ cạnh tranh. Việc nghiên cứu cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại cho phép doanh nghiệp định vị vị trí của mình một cách chính xác trên cơ sở các lực lƣợng cạnh tranh nhằm xác định, xây dựng chiến lƣợc phát triển thích hợp. Đồng thời, phân tích theo mô hình này có thể nghiên cứu chuyên sâu với việc định lƣợng các lực lƣợng cạnh tranh, xác định các lực lƣợng cạnh tranh quan trọng quyết định hoạt động của ngành trên cơ sở đó đƣa ra các điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, việc định lƣợng các lực lƣợng cạnh tranh là rất khó khăn. Mô hình này thƣờng đƣợc ứng dụng cho những ngành mà ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô đã đƣợc xác định một cách rõ ràng và ổn định, các yếu tố môi trƣờng vi mô có ảnh hƣởng quyết định đến hoạt động của ngành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên Dương Thị Thanh Vân. (Trang 40)