Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên Dương Thị Thanh Vân. (Trang 55)

5. Nội dung của Luận văn

3.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát

triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

3.2.1 Mục tiêu, chiến lược kinh doanh, phát triển của BIDV Thái Nguyên đến năm 2020

3.2.1.1 Kế hoạch huy động vốn

- Mục tiêu chung: Huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ, tăng cƣờng huy động vốn giá rẻ từ các TCKT, ĐCTC, tăng tính ổn định của nguồn vốn

huy động. Nguồn vốn huy động đƣợc tăng lên sẽ giúp chi nhánh chủ động về vốn. Phấn đấu đến năm 2020 chủ động hoàn toàn 100% phần vốn để cho vay.

- Chỉ tiêu cụ thể:

+ Tăng trƣởng huy động vốn bình quân phấn đấu đạt 25,3%/năm.

+ Tăng cƣờng huy động vốn từ các TCKT phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trƣởng bình quân là 14,85%/năm.

+ Tăng nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 58,5%/năm

+ Tăng cƣờng huy động vốn dân cƣ kèm với đó là phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của nguồn vốn này phấn đấu đạt 26,47%.

+ Tăng cƣờng huy động vốn trung dài hạn vì hiện tại tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn rất thấp. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng bình quân của nguồn vốn trung dài hạn đạt 33%, nguồn vốn ngắn hạn đạt 25,7%.

3.2.1.2. Kế hoạch tín dụng

- Mục tiêu chung: An toàn, chất lƣợng và tăng trƣởng trong giới hạn đƣợc giao. Tăng trƣởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát đƣợc tín dụng đảm bảo thực hiện tốt các giới hạn và cơ cấu tín dụng mà Trung ƣơng giao cho. Nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm dần tỷ lệ nợ xấu xuống mức thông lệ, đảm bảo kiểm soát tốt tín dụng.

- Chỉ tiêu cụ thể:

+ Tốc độ tăng trƣởng tín dụng cho giai đoạn 2015-2020 đạt bình quân 16%. + Giữ tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn trong tổng dƣ nợ ở mức 30% trên tổng dƣ nợ. Xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, tăng tỷ trọng cho vay các ngành hàng là lợi thế so sánh của địa bàn.

+ Giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm II phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,6% tổng dƣ nợ, tỷ lệ nợ nhóm II: 6%.

3.2.1.3. Kế hoạch dịch vụ

- Mục tiêu chung: Cần phải xác định rõ phát triển dịch vụ sẽ là hƣớng đi chính trong những năm tới. Với mục tiêu hƣớng tới là một ngân hàng bán lẻ với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, chất lƣợng cao ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng

- Chỉ tiêu cụ thể

+ Thu dịch vụ ròng đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 30%/năm.

+ Tỷ trọng thu dịch vụ ròng trên lợi nhuận trƣớc thuế phấn đấu hàng năm đạt trên 30%.

- Các chính sách cụ thể

+ Phát huy lợi thế của các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Xác định sản phẩm lợi thế ngân hàng vẫn là tín dụng đầu tƣ, tài trợ thƣơng mại, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nƣớc. Trên cơ sở đó tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm khác biệt có lợi thế, dịch vụ đi kèm mang tính chuyên môn hoá cao.

+ Gia tăng các dịch vụ mới ứng dụng công nghệ hiện đại nhƣ dịch vụ thẻ, POS, VISA, BSMS, IMBM…

+ Hƣớng tới thị trƣờng mục tiêu là dịch vụ cho các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Xây dựng biểu phí dịch vụ hợp lý đảm bảo có tính cạnh tranh cao.

3.2.1.4. Kế hoạch tài chính

- Mục tiêu chung: Phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh, tích cực chuyển dịch cơ cấu thu nhập với mục tiêu tăng thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ bán lẻ, tăng cƣờng các biện pháp tiết giảm chi phí.

- Chỉ tiêu cụ thể:

+ Thu nhập từ hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập tại chi nhánh. Đến 2020 thu nhập từ tín dụng đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 24%, thu nhập từ huy động vốn tăng trƣởng 35,6%.

+ Tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn thu đến năm 2020 thu dịch vụ ròng (không kể KDNT+PS) đạt 84 tỷ chiếm 28% trong tổng LNTT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tích cực áp dụng các biện pháp nhằm tiết giảm chi phí đến mức tối đa nhƣng vẫn đảm bảo tốt hiệu quả kinh doanh.

+ Phấn đấu lợi nhuận trƣớc thuế đến năm 2020 là 300 tỷ đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 31%. LNTT bình quân đầu ngƣời đạt 1,414 tỷ/ngƣời gấp 2,1 lần năm 2010 và đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 20,9%.

3.2.1.5. Kế hoạch phát triển hoạt động bán lẻ

- Mục tiêu: Phát triển các dịch vụ bán lẻ theo đúng xu thế phát triển của các ngân hàng hiện đại, phấn đấu đƣa BIDV Thái Nguyên trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn.

- Chỉ tiêu cụ thể đến 2020:

+ Tốc độ tăng trƣởng bình quân huy động vốn dân cƣ 26,47%/năm + Tốc độ tăng trƣởng bình quân dƣ nợ bán lẻ 38%

+ Tốc độ tăng trƣởng dịch vụ thẻ 17,2%

3.2.1.6. Kế hoạch mở rộng thị trường và thu hút khách hàng

Thực hiện quảng bá hình ảnh ngân hàng, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ , tăng cƣờng chuyển tải thông tin tới công chúng, giúp khách hàng có thông tin cập nhật

về uy tín của ngân hàng, hiểu biết về dịch vụ, tiện ích của ngân hàng để từ đó sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Thƣờng xuyên cung cấp thông tin về tình hình tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh, giúp khách hàng có cách nhìn tổng thể về ngân hàng và tăng lòng tin vào ngân hàng. Sự tin tƣởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng ổn định khối lƣợng vốn huy động và tiết kiệm đƣợc chi phí huy động, nâng cao khả năng thu hút và giữ đƣợc khách hàng của mình.

3.2.1.7. Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Mục tiêu chung: nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo cần phải đƣợc xây dựng hợp lý vừa đảm bảo đủ nhân lực cho hoạt động kinh doanh mà mọi CBCNV đều có thể đƣợc đào tạo để nâng cao trình độ.

- Chỉ tiêu cụ thể:

+ Phấn đấu tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học luôn chiếm trên 85% tổng số lao động của cơ quan, tỷ lệ cán bộ có trình độ trên đại học chiếm khoảng 20% -25%.

+ Phấn đấu đến năm 2020 số cán bộ có trình độ trên đại học sẽ chiếm khoảng 30% tổng số lao động toàn chi nhánh.

+ Tốc độ tăng trƣởng nguồn nhân lực bình quân đạt 8,12%.

3.2.1.8. Kế hoạch quản lý rủi ro

- Bám sát chƣơng trình kế hoạch công tác đề ra, nắm bắt kịp thời thông tin về thực trạng hoạt động, các rủi ro tiềm ẩn của từng mặt nghiệp vụ và chủ động kiểm tra thƣờng xuyên theo các chƣơng trình kế hoạch nhằm phòng ngừa, phát hiện kịp thời các sai sót và có báo cáo đánh giá tổng kết kịp thời rút kinh nghiệm.

- Tăng cƣờng kiểm tra đột xuất, thƣờng xuyên phúc tra việc khắc phục chỉnh sửa các sai sót nghiệp vụ sau kiểm tra.

- Kiểm tra việc duy trì việc áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO của các phòng ban nghiệp vụ, đƣa ra các biện pháp khắc phục và cải tiến kịp thời trong việc áp dụng quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO.

3.2.2. Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

3.2.2.1 Phân tích môi trường chiến lược của BIDV Thái Nguyên a) Môi trường kinh tế

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541 km2 và dân số khoảng 1.085.875 ngƣời, với 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định

Hoá, Phú Lƣơng. Thái Nguyên đƣợc coi là Trung tâm văn hoá và kinh tế của các dân tộc các tỉnh phía Bắc.

Trong 5 năm gần đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, GDP bình quân hàng năm tăng từ 10-12%/năm (năm 2008 đạt 11,47%). Tỉnh Thái Nguyên đang từng bƣớc phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu "Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ" chuyển sang cơ cấu kinh tế "Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ" vào năm 2006 và cơ cấu kinh tế "Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp" vào năm 2010. Theo Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2008, tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản vƣợt lên hàng đầu trong GDP với cơ cấu: công nghiệp 39,78%; thƣơng mại và dịch vụ đạt 36,24%; nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 23,98%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 30%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh cao hơn 5,24% so với mức trung bình của cả nƣớc, thu ngân sách đạt trên 1,2 nghìn tỷ đồng, hoàn thành mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII trƣớc 2 năm.

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tại Thái Nguyên giảm từ 7,66% xuống còn 6%, hệ số sử dụng lao động nông thôn đƣợc tăng từ 72,19% lên 80%. Hàng năm giảm tỷ xuất sinh từ 0,4‰ đến 3‰. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dƣới 5%, tạo việc làm và giải quyết việc làm trên lãnh thổ hàng năm khoảng 15.000 lao động. (Thông tin từ Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên ). Dự báo từ nay đến năm 2020 tốc độ tăng dân số trung bình của Việt Nam khoảng 1,22% nghĩa là đến năm 2020 nƣớc ta có khoảng 100 triệu dân.

Bên cạnh đó, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về khí hậu, đất đai, vị trí đại lý nên Thái Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại, là tỉnh có trữ lƣợng than lớn thứ hai trên toàn quốc, than mỡ trữ lƣợng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lƣợng khoảng 90 triệu tấn, titan có trữ lƣợng thăm dò khoảng 18 triệu tấn, mỏ Vonfram tại huyện Đại Từ đã đƣợc công ty nƣớc ngoài khảo sát thăm dò, là mỏ có trữ lƣợng lớn tầm cỡ thế giới đang đƣợc chính phủ cấp phép đầu tƣ cho dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo với vốn đầu tƣ 147triệu USD. Khoáng sản vật liệu xây dựng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Với tài nguyên về khoáng sản nhƣ vậy là lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng, thu hút các dự án đầu tƣ chế biến khoáng sản. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có tiềm năng về du lịch và nông lâm nghiệp. Thái Nguyên đang đặc biệt khuyến khích, thu hút các dự án đầu tƣ lớn vào các lĩnh vực này.

Các cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc hoàn thiện dần, hệ thống đƣờng giao thông quốc lộ đã đƣợc nâng cấp tốt hơn. Hiện nay, dự án đƣờng tránh qua thành phố Thái Nguyên đã đƣợc triển khai, cầu Quán Triều và đoạn nối quốc lộ 1B với quốc lộ 3 đã đƣợc đƣa vào sử dụng, đƣờng cao tốc tuyến Thái Nguyên - Hà Nội đƣa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội khu vực phía Bắc.

Nhìn chung, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và xã hội. Nhiều tiềm năng đã và đang trở thành nguồn sống của con ngƣời, song có nhiều tiềm năng hiện vẫn còn là những cơ hội đang chờ đón các nhà đầu tƣ khai thác. Các yếu tố kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, nông lâm nghiệp… tạo ra tâm lý tốt cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Kinh tế phát triển ở mức độ cao, đầu tƣ có xu hƣớng mở rộng tất yếu sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ Ngân hàng tăng lên, điều này tạo cơ hội cho BIDV Thái Nguyên đầu tƣ nâng cấp và mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Môi trường trường chính trị, pháp luật

Môi trƣờng chính trị của Việt Nam đƣợc đánh giá cao về tính ổn định. Sau gần 8 năm là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới - WTO (từ 07/10/2006), ngân hàng đang từng bƣớc thực hiện các cam kết của mình đối với cộng đồng thành viên. Thêm vào đó Việt Nam đó nâng cao vị thế trên trƣờng quốc tế khi trở thành thành viên không thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2007. Bộ máy điều hành của Chính Phủ ngân hàng với những nỗ lực trong chính sách kinh tế - chính trị - xã hội đối nội, đối ngoại trong những năm qua cũng đƣợc đánh giá cao.

Hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam và cách áp dụng vẫn chƣa đƣợc đánh giá cao. Hệ thống pháp luật kinh tế hiện nay cón nhiều mâu thuẫn, thủ tục phức tạp phiền hà dự đó đƣợc Chính phủ cải tổ theo hƣớng thông thoáng hơn. Riêng về pháp luật ngân hàng, hiện hoạt động của các NHTM chịu điều chỉnh trực tiếp của Luật các TCTD năm 2009, luật này đó thể hiện một số bất cập nhƣ thiếu tính cụ thể, một số điều khoản quy định trong Luật không phù hợp với hoạt động của các TCTD hoặc chƣa thống nhất với các Luật khác làm cản trở sự phát triển của các TCTD…

Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính Phủ Việt Nam trong những năm qua thực sự đƣợc đánh giá cao về tính linh hoạt và kịp thời. Chỉ trong một thời gian ngắn đầu năm 2008, NHNN triển khai loạt chính sách mới theo hƣớng thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát nhƣ tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ lệ dự trữ

bắt buộc, phát hành tớn phiếu bắt buộc nhằm phanh đà tăng trƣởng tín dụng quá nóng của hệ thống ngân hàng thời gian trƣớc đó, sàng lọc các doanh nghiệp thực sự có năng lực… Nửa cuối năm 2008, Chính phủ đƣa ra chính sách nới lỏng tiền tệ, nới lỏng tài khóa để chặn lại nguy cơ suy thoái kinh tế. Trong năm 2009, để vực dậy nền kinh tế trƣớc những nguy cơ của cuộc khủng hoảng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ lói suất nhằm hỗ trợ và khuyến khớch đầu tƣ cho các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc đánh giá tích cực.

Nhằm nâng cao điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ trên địa bàn, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tích cực thực hiện đề án "Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ" gắn chặt các thủ tục hành chính một cách đồng bộ, tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", "một đầu mối" tại các cơ quan chức năng.

Hiện nay đã chính thức thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan cấp phép đầu tƣ theo chỉ đạo của Chính phủ. Tất cả các cấp, các ngành cụ thể hoá hoạt động cải thiện môi trƣờng đầu tƣ thành chƣơng trình hành động cụ thể và xây dựng đƣợc các quy trình, thủ tục giải quyết các công việc liên quan đến doanh nghiệp đƣợc rõ ràng, thuận lợi và công khai các quy định.

Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ trong nƣớc và khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh Thái Nguyên. Với tiềm năng và cơ hội đầu tƣ còn rất lớn, điều kiện đầu tƣ càng ngày càng thuận lợi hơn. Tỉnh Thái Nguyên sẽ có nhiều cơ hội đƣợc hợp tác với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, góp phần phát triển tỉnh Thái Nguyên thành một tỉnh giàu đẹp, tƣơng xứng với vị trí là tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh có những chính sách xúc tiến đầu tƣ nhƣ: tổ chức thƣờng xuyên các hoạt động xúc tiến đầu tƣ với quy mô phù hợp, chủ đề thiết thực, hƣớng dẫn để

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên Dương Thị Thanh Vân. (Trang 55)