Đặc điểm về ngành, lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 40)

40

* Lĩnh vực Bưu chính, do các đơn vị sau đảm nhiệm: trung tâm khai thác Bưu điện thành phố Đồng Hới và các Bưu điện huyện. Nội dung kinh doanh và phục vụ bao gồm:

- Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính - phát hành báo chí trên địa bàn thành phố Đồng Hới và các Bưu điện huyện.

- Quản lý, khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, phương tiện bưu chính trên địa bàn.

- Kinh doanh Viễn thông, thiết bị Bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp.

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.

- Khai thác, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí đến các Bưu điện quận, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công ty cho phép.

* Lĩnh vực Viễn thông, do công ty Điện Báo - Điện thoại đảm nhiệm. Nội

dung kinh doanh và phục vụ bao gồm:

- Chủ quản kinh doanh dịch vụ điện thoại và các dịch vụ Viễn thông khác trên mạng điện thoại cố định do công ty cung cấp trên phạm vi toàn tỉnh.

- Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các mạng Viễn thông của Bưu điện tỉnh Quảng Bình; Quản lý, bảo dưỡng các cột cao ATENENA chuyên ngành của Bưu điện.

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.

- Kinh doanh Viễn thông, thiết bị viễn thông liên quan đến dịch vụ do công ty cung cấp.

- Kinh doanh các dịch vụ: điện báo, telex, nhắn tin, điện thoại di động, truyền số liệu, vô tuyến nội vùng và các dịch vụ viễn thông khác.

- Phục vụ tốt các nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

41

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công ty cho phép.

Bưu chính Viễn thông là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân và là một ngành dịch vụ nên có đầy đủ các đặc điểm chung như các ngành sản xuất vật chất khác, nhưng đồng thời mang tính đặc thù riêng mà các ngành khác không có. Những đặc điểm riêng này có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế đến việc tổ chức và quản lý sản xuất, đến tổ chức lao động.

Một là, sản phẩm của ngành Bưu chính Viễn thông khác sản phẩm của các ngành sản phẩm vật chất khác: nó không phải là vật thể mới, không phải là hàng hoá mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức. Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất của ngành là tin tức nên trong quá trình sản xuất ra sản phẩm Bưu chính Viễn thông không dùng đến nguyên vật liệu cơ bản.

Hai là, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bưu chính Viễn thông luôn quá

gắn liền với nhau. Trong quá trình chuyển đưa sản phẩm Bưu chính Viễn thông đến người tiêu dùng đòi hỏi phải chính xác, chất lượng đạt 100% không cho phép có thứ phẩm và phế phẩm.

Ba là, sản phẩm Bưu chính Viễn thông không có sự biến đổi nào khác ngoài

sự biến đổi không đồng đều theo thời gian, việc rút ngắn thời gian và không gian là một đặc điểm quan trọng của quá trình truyền đưa tin tức. Điều đó có nghĩa là sản phẩm Bưu chính Viễn thông đòi hỏi tốc độ thông tin nhanh chóng, nếu không thì sẽ mất hoàn toàn hiệu quả có ích của sản phẩm hay mất một phần giá trị của nó, mọi sự thay đổi khác về hình thức, nội dung của đối tượng lao động đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bốn là, để sản xuất ra sản phẩm Bưu chính Viễn thông hoàn chỉnh phải có ít nhất từ hai cơ sở bưu cục tham gia trở lên. Như vậy, phải xây dựng mạng lưới thông tin thống nhất, con người làm công tác truyền tin tức phải có sự phối hợp chặt chẽ trên mạng lưới.

Những đặc điểm kinh tế đặc thù trên đây làm cho sản phẩm Bưu chính Viễn thông mang tính chất toàn ngành, sản phẩm của ngành Bưu chính Viễn thông là toàn bộ hiệu quả có ích của những giai đoạn sản xuất riêng lẻ trong quá trình sản xuất hoàn chỉnh - quá trình truyền đưa tin tức. Khi sản xuất sản phẩm Bưu chính Viễn thông tức là việc chuyển, đưa tin tức (thực hiện dịch vụ) thì tin tức là đối tượng lao

42

động mà lao động công nhân viên ngành Bưu chính Viễn thông có sự tham gia của tư liệu sản xuất tác động trực tiếp vào.

Lao động trong sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông là một bộ phận lao động cần thiết của toàn bộ lao động xã hội. Đó là lao động trong khâu sản xuất thực hiện chức năng sản xuất các dịch vụ bưu chính viễn thông. Lao động trong khâu sản xuất nói chung và ở các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông nói riêng chia làm hai bộ phận chủ yếu và thực hiện hai chức năng chính sau đây:

Một là, bộ phận lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ bưu chính viễn thông

như lao động làm các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, di chuyển lắp đặt máy điện thoại thuê bao, lao động chuyển mạch, bi ba, khai thác bưu chính, phát hành báo chí, giao dịch... Hao phí lao động này nhập vào giá trị sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông. Bộ phận lao động này sáng tạo ra giá trị mới và tạo ra thu nhập quốc dân.

Hai là, bộ phận phục vụ cho thực hiện các dịch vụ bưu chính viễn thông. Ngoài hai bộ phận lao động thực hiện hai chức năng chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông còn có bộ phần lao động ngoài kinh doanh. Bộ phận lao động này nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và cơ chế quản lý. Trong ngành Bưu chính Viễn thông, căn cứ vào chức năng, nội dung công việc của từng lao động bao gồm:

- Lao động công nghệ tức là những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (truyền đưa tin tức) như lao động làm các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, lao động chuyển mạch, vi ba, khai thác bưu chính phát hành báo chí, giao dịch, 101, 108,116 chuyển phát nhanh, điện hoa, công nhân vận chuyển bưu chính, phát thư, điện báo...

- Lao động quản lý là những lao động làm các công việc tác động vào mối quan hệ giữa những người lao động và giữa các tập thể lao động của đơn vị nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh.

- Lao động bổ trợ là những lao động làm các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình

43

đảm bảo các điều kiện cho lao động công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công ty. Bưu điện quận, huyện như vận chuyển cung ứng vật tư trong dây chuyền công nghệ, vệ sinh công nghiệp, kiểm soát chất lượng thông tin, bảo vệ kinh tế tại doanh nghiệp, tính cước, thu cước, hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ...

Mỗi loại lao động nói trên có vai trò và nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Bưu chính Viễn thông.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng lƣới

Tính đến thời điểm 31/12/2008, nguyên giá tài sản cố định Bưu điện tỉnh Quảng Bình là 210,149 tỷ đồng. Trong đó thuộc Bưu chính - Phát hành báo chí là 42 tỷ; thuộc Viễn thông là 170,149 tỷ.

* Cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng lưới Bưu chính

Bưu điện tỉnh Quảng Bình có tổng số 46 bưu cục, 58 đại lý, ki ốt điện thoại công cộng; 85 điểm Bưu điện - văn hoá xã. Mạng đường thư cấp 1 được vận chuyển bằng tuyến đường thư tàu hoả (S5, S6) và đường thư ô tô chuyên ngành (do Trung tâm 1, Trung tâm 3 đảm nhiệm).

Mạng đường thư cấp 2 của huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ được kết nối trên mạng đường thư cấp 1; Mạng đường thư cấp 2 về huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá được vận chuyển bằng tuyến đường thư tàu hoả Đồng Hới - Đồng Lê và được vận chuyển bằng xe máy từ Ba Đồn - Quảng Trạch đến Minh Cầm (Tuyên Hoá) và từ Minh Cầm về Đồng Lê (Tuyên Hoá) có chiều dài đường thư từ 40 km; tuyến đường thư cấp 2 bằng xe máy từ Đồng Lê (Tuyên Hoá) về Quy Đạt - Minh Hoá có chiều dài 20 km. Mạng đường thư cấp 3 nội tỉnh có 17 tuyến có tổng chiều dài các tuyến là 1450 km.

* Cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng lưới Viễn thông

Hiện nay, Bưu điện tỉnh Quảng Bình đã xây dựng được cấu hình mạng chuyển mạch gồm 2 tổng đài HOST với tổng dung lượng mạng lưới tính đến cuối tháng 12/2008 là 146.751 số và sử dụng 127.829 số. Các tổng đài HOST gồm:

- Tổng đài NEAX61E 12.600 số đặt ở số 1 Trần Hưng Đạo - Đồng Hới do Nhật Bản chế tạo, được đưa vào sử dụng từ năm 1994 với 16 trạm vệ tinh có dung lượng từ 368 đến 4564 số.

44

- Tổng đài NEAX61E do Nhật Bản sản xuất đặt tại Bưu điện huyện Quảng Trạch được đưa vào sử dụng từ 1998 với dung lượng 5.702 số, đã đưa vào sử dụng 4.215 số và hiện có 3 trạm vệ tinh.

- Tổng đài STAREX vệ tinh VSAT khu vực Cha Lo Minh Hoá đưa vào sử dụng 2004 có dung lượng 144 số.

Về dung lượng truyền dẫn: Đường truyền dẫn cấp 1, có 63 luồng E1 cáp quang; đường truyền dẫn cấp 2, có 6 luồng E1 viba, 117 luồng E1 cáp quang; đường truyền dẫn cấp 3, có 83 luồng E1 viba.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong mấy năm qua

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xét trên chỉ tiêu doanh thu (bao gồm doanh thu kinh doanh dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, doanh thu kinh doanh dịch vụ khác và doanh thu hoạt động khác) của Bưu điện tỉnh Quảng Bình từ 2004 đến 2008.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bƣu điện tỉnh Quảng Bình qua một số năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2004 2005 2006 2007 2008

Doanh thu 72.175 93.500 128.158 160.625 178.023 Chi phí 55.692 62.203 85.283 105.148 110.869 Lợi nhuận thuần 16,483 31,297 42,875 55,477 67,154

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Tiếp thị, Bưu điện tỉnh Quảng Bình )

Bảng trên cho chúng ta thấy Lợi nhuận thuần thu được tăng đều qua từng năm. Năm 2002 so với năm 2001 lợi nhuận tăng 9.039 tỷ, nhưng sang đến năm 2004 thì chỉ tiêu này đã tăng 14.814 tỷ và các năm tiếp theo đều tăng trên dưới 15 tỷ. Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng Bưu điện tỉnh Quảng Bình có doanh thu thực hiện cũng như lợi nhuận thuộc loại cao, và là một trong những đơn vị có doanh thu cao của Tập đoàn.

2.1.3. Đặc điểm về tổ chức lao động

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý

Ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh Quảng Bình hiện tại có 2 người, một giám đốc và một phó giám đốc, ban chức năng gồm có: Phòng quản lý kỹ thuật Viễn thông, Phòng Kế hoạch - Vật tư - Kinh doanh tiếp thị, Phòng Kế toán - Thống kê - Tài

45

chính; Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Đầu tư - Xây dựng cơ bản, Phòng Quản lý Bưu chính - PHBC, Tổ kiểm toán, Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động, Phòng Quản lý Tin học, Ban Thanh tra - Tổng hợp - bảo vệ.

Các đơn vị khối sản xuất: Công ty Điện Báo - Điện thoại, Bưu điện thành phố Đồng Hới và 6 Bưu điện huyện gồm: Bưu điện huyện Minh Hoá, Bưu điện huyện Tuyên Hoá, Bưu điện huyện Quảng Trạch, Bưu điện huyện Bố Trạch, Bưu điện huyện Quảng Ninh và Bưu điện huyện Lệ Thuỷ.

Thực hiện phương án đổi mới quản lý, khai thác, sản xuất kinh doanh Bưu chính Viễn thông theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, hàng loạt đơn vị, phòng ban được sắp xếp tổ chức lại phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới khi tách Bưu chính và Viễn thông. Cụ thể: các phòng ban quản lý đều có bộ phận phụ trách Bưu chính và Viễn thông riêng. Các đơn vị trực thuộc được thành lập khi thực hiện phương án đổi mới là:

- Công ty Điện báo - Điện thoại được thành lập theo quyết định số 2467/QĐ- TCCB, ngày 23/7/2002 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

- Bưu điện thành phố Đồng Hới được thành lập theo quyết định số 2572/QĐ- TCCB ngày 23/7/2002 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

- Ngày 23/7/2002 Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có các quyết định quy định lại chức năng, nhiệm vụ của các Bưu điện huyện. Gồm các Quyết định số 2461/QĐ-TCCB về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện Lệ Thuỷ; Quyết định số 2462/QĐ-TCCB về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện huyện Quảng Ninh; Quyết định số 2463/QĐ- TCCB về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện huyện Bố Trạch; Quyết định số 2464/QĐ-TCCB về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện huyện Quảng Trạch; Quyết định số 2465/QĐ-TCCB về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện huyện Tuyên Hoá; Quyết định số 2466/QĐ-TCCB về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện huyện Minh Hoá.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Quảng Bình khi thực hiện phương án đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh Bưu chính Viễn thông như sau:

46

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Bƣu điện tỉnh Quảng Bình

Bƣu điện tỉnh Quảng Bình

Phòng TCCB -LĐ Phòng TC- KT- TK Phòng KH- VT- KD - TT Phòng QL KT- VT Ban TT- TH - BV Phòng ĐTXD CB Phòng QL- Tin học Phòng HC- QT Phòng QLBC - PHBC Tổ Kiểm toán Tổ VT Tổ BC Tổ VT Tổ BC Công ty Điện báo - Điện thoại Bưu điện TP Đồng Hới Bưu điện huyện Minh Hoá Bưu điện huyện Tuyên Hoá Bưu điện huyện Quảng Trạch Bưu điện huyện Bố Trạch Bưu điện huyện Quảng Ninh Bưu điện huyện Lệ Thuỷ Tổ VT Tổ BC Phòng TC- KT Tổ HC- Quản trị Tổ Kế hoạch Tổ ứng cứu TT Tổ chăm sóc KH Tổ kỹ thuật Tổ Kiểm soát Đài VT Đồng Hới Đài VT Minh Hoá Đài VT Tuyên Hoá Đài VT Quảng Trạch Đài VT Bố Trạch Đài VT Quảng Ninh Đài VT Lệ Thuỷ

47

2.1.3.3. Quy mô và cơ cấu lao động

Quy mô lao động: Nhìn vào bảng 2.2. dưới đây, ta thấy rằng Bưu điện tỉnh Quảng Bình có quy mô lao động thuộc loại lớn. Quy mô lao động của Bưu điện tỉnh Quảng Bình tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm.

Bảng 2.2: Quy mô lao động của Bƣu điện tỉnh Quảng Bình

Năm Tổng số lao động % tăng so với năm trƣớc

2004 671 -

2005 695 3,57 2006 725 4,31 2007 771 6,34 2008 791 2,59

(Nguồn: Phòng TCCB - Lao động Bưu điện tỉnh Quảng Bình)

Theo bảng trên thì lao động của Bưu điện Quảng Bình hàng năm tăng từ 2,5%-6,3%. Trong 5 năm từ 2004-2008 số lao động năm 2007 tăng cao nhất với 46 người tương ứng 6,34% và thấp nhất là 2,59% với 20 người tăng thêm năm 2008. Sự biến động số lao động ở Bưu điện Quảng Bình bị chi phối bởi hai yếu tố: một là, số người chuyển đi và nghỉ hưu; hai là số lượng lao động được tuyển dụng mới.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động Bưu điện tỉnh Quảng Bình theo trình độ chuyên môn

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 % % % % % Tổng lao động 671 100 695 100 725 100 771 100 791 100

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)