Nâng cao năng lực làm việc thông qua công tác đào tạo

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 75)

Bưu Điện Quảng Bình là một trong những đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam rất chú trọng công tác đào tạo phát triển lực lượng lao động có thể đáp ứng được những nhu cầu trước mắt thì đào tạo một mặt giúp đội ngũ lao động hoàn thiện mình, có nhiều hơn cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, một mặt giúp doanh nghiệp thích ứng được những đòi hỏi về chất lượng trong

75

tương lai. Đào tạo là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, nhằm bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi cán bộ công nhân viên đã được tuyển dụng đều phải qua đào tạo theo đúng yêu cầu của chức danh và nhiệm vụ được giao.

Các loại hình đào tạo đang được áp dụng tại Bưu Điện Quảng Bình gồm có: - Đào tạo Đại học, cao đẳng: gồm cả chính quy tập trung và tại chức, đào tạo tại Học viện CNBCVT hoặc các trường ngoài ngành.

- Đào tạo Trung học chuyên nghiệp: gồm cả hai hình thức đào tạo là tại chức và chính quy tập trung, đối tượng là cán bộ CNV trong ngành và học sinh phổ thông.

- Đào tạo công nhân: đối tượng là học sinh phổ thông

- Đào tạo từ xa: chủ yếu là hình thức tham dự các khoá bồi dưỡng ngắn ngày do Tổng công ty thực hiện thông qua hệ thống truyền dẫn, hội nghị truyền hình và do các trường trong tỉnh tổ chức.

Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở Bưu Điện Quảng Bình như sau:

a) Xác định nhu cầu đào tạo: nhu cầu đào tạo được lập theo hướng dẫn hàng năm của Tập đoàn. Bưu Điện Quảng Bình căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mở các dịch vụ mới... xác định nhu cầu đào tạo và trình Tổng công ty.

b) Chọn ngƣời cử đi đào tạo

Việc lựa chọn cử người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của Bưu Điện tỉnh, với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính cấp thiết, khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao thành thạo nghề nghiệp. Bưu điện Quảng Bình có Hội đồng xét cử người đi đào tạo, đảm bảo công khai, công bằng và dân chủ. Giám đốc Bưu Điện tỉnh ra quyết định bằng văn bản danh sách những người được cử đi đào tạo.

Đối tượng được cử đi đào tạo: Là cán bộ công nhân viên của Bưu Điện tỉnh Quảng Bình, thuộc diện sắp xếp, bố trí theo kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực nhằm tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, là những người theo yêu cầu bố trí

76

vào chức danh lao động, phải đào tạo bổ sung kiến thức còn thiếu so với tiêu chuẩn; là những người theo yêu cầu chuyển đổi chức danh của Bưu Điện tỉnh hoặc chuyển nghề. Ngoài ra đối tượng còn bao gồm những người đi đào tạo theo nguyện vọng riêng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm do những ràng buộc nhất định đối với đối tượng.

Điều kiện và tiêu chuẩn của đối tượng được cử đi đào tạo:

- Đối với đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học: những người được cử đi đào tạo phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau: đã ký hợp đồng không xác định thời hạn (với các bậc đào tạo dài hạn) hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 1 năm trở lên (với những người tham gia có khoá bồi dưỡng ngắn hạn); phải thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên tại thời điểm xét cử đi đào tạo; đáp ứng yêu cầu tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo và khoá đào tạo; phải thuộc diện nằm trong kế hoạch chi phí đào tạo.

- Đối với người dự tuyển đào tạo trên đại học: ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn như đối với đối tượng đào tạo Đại học, còn cần có những tiêu chuẩn sau: Một là, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo tại quy chế tuyển sinh sau đại học. Hai là, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng ký dự thi từ 3 năm trở lên. Ba là, phải có bằng tốt nghiệp Đại học xếp loại "khác" đúng với chuyên ngành hoặc gần chuyên ngành đào tạo cao học.

Bốn là, với người mới tốt nghiệp Đại học có bằng xếp loại giỏi trở lên nếu đúng với chuyên ngành đào tạo thì không cần đủ thời gian 3 năm công tác trong ngành. Năm là, với những người có bằng tốt nghiệp Đại học xếp loại trung bình (trừ hình thức đại học tại chức) muốn được tuyển đào tạo cao học phải có sáng kiến cải tiến hoặc có công trình nghiên cứu khoa học được công nhận từ cấp Bưu Điện tỉnh trở lên. Trong những năm qua Bưu Điện tỉnh đã cử một số cán bộ có trình độ đại học đi đào tạo cao học qua quá trình thi tuyển chưa đạt kết quả, do vậy đến nay vẫn chưa có cán bộ CBCNV có trình độ trên đại học.

77

c) Thực hiện quá trình đào tạo

Quá trình đào tạo sẽ được thực hiện tại 3 nơi: Tại các trường của ngành Bưu Điện, tại các trường ngoài ngành Bưu Điện và tại Bưu Điện tỉnh Quảng Bình.

Đào tạo tại các trường của ngành (Học viện CNBC VT, Trường công nhân Bưu điện II Đà Nẵng...), trình tự tiến hành như sau:

+ Bưu điện tỉnh lập nhu cầu đào tạo cho năm kế hoạch trình Tổng công ty. + Trên cơ sở báo cáo đó của đơn vị, cùng với những báo cáo của các đơn vị thành viên khác trong TCT, TCT cân đối nhu cầu và giao kế hoạch đào tạo hàng năm cho các trường.

+ Các trường đào tạo ra thông báo tuyển sinh gửi trực tiếp cho Bưu Điện tỉnh với đầy đủ thông tin về ngành nghề, thời gian, địa điểm...

+ Bưu Điện Quảng Bình lập hồ sơ cá nhân và danh sách người dự tuyển gửi cho cơ sở đào tạo.

+ Khi có kết quả tuyển sinh, giám đốc Bưu Điện tỉnh ra quyết định cử người đi học.

Đào tạo tại các trường ngoài ngành Bưu Điện, trình tự tiến hành:

+ Bưu Điện tỉnh lập kế hoạch đào tạo chi tiết về: trình độ, ngành nghề, loại hình đào tạo, dự kiến kinh phí đào tạo trình Tổng công ty duyệt.

+ Căn cứ vào thông báo của các trường đào tạo, Bưu Điện tỉnh quyết định cử người đi đào tạo, sau khi đã đối chiếu, sắp xếp lao động hợp lý.

+ Chỉ những ngành nghề hoặc hình thức đào tạo nào không được tổ chức ở các trường của Tổng công ty thì Bưu Điện tỉnh mới cử người đi đào tạo ở các trường bên ngoài.

Đào tạo tại Bưu Điện tỉnh Quảng Bình

Đây là hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày do Bưu Điện tỉnh tổ chức. Bưu Điện Quảng Bình tiến hành mời các thầy cô giáo ở Trường Công nhân Bưu Điện II Đà Nẵng về giảng dạy để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các lớp hướng về khách hàng, hoặc do các cán bộ của Bưu Điện tỉnh đảm nhận đối với các lớp bồi dưỡng nhập ngành. Việc đào tạo ngay tại Bưu Điện tỉnh có thuận lợi là tiến hành

78

được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và kinh phí đào tạo do không phải di chuyển xa.

Bảng sau cho thấy tình hình thực hiện công tác đào tạo với các địa điểm đào tạo khá đa dạng của Bưu Điện Quảng Bình.

d) Đảm bảo quyền lợi đối với những ngƣời đƣợc đi đào tạo

Quyền lợi của người được cử đi đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty tại quy chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước - quyết định số 397/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT ngày 20/11/2001 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đồng thời Bưu Điện Quảng Bình đã cụ thể hoá bằng văn bản số 01/11/2005 của Giám đốc Bưu Điện tỉnh về việc thực hiện chế độ của cán bộ công nhân viên đi học. Theo đó.

Đối với trường hợp được cử đi đào tạo tập trung dài hạn, người lao động được hưởng.

- Được đài thọ tiền học phí

- Được thanh toán công tác phí trong thời gian đi đường của lượt đi và về mỗi năm 2 lần (đợt tập trung đào tạo và nghỉ tết) theo quy định tại công văn số 3009/KTTKCT ngày 29/6/2000 của Tổng công ty.

- Về chế độ tiền lương và khuyến khích thu nhập:

+ Được hưởng 100% hệ số lương cấp bậc hoặc chức vụ trước khi đi học và phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có).

+ Được hỗ trợ khuyến khích thu nhập tuỳ theo kết quả học tập với các mức xếp loại: khá - giỏi - trung bình.

+ Được xét thưởng lợi nhuận cuối năm theo kết quả học tập, với mức thưởng cao nhất của từng người không quá 50% mức thưởng của cán bộ công nhân viên hiện đang công tác.

- Bảo hiểm xã hội: Bưu Điện tỉnh có trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định: đơn vị đóng 15% tiền lương, người lao động đóng 5% tiền lương.

79

- Đối với lao động nữ có con nhỏ: Ngoài khoản tiền lương theo chế độ quy định, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương, được hỗ trợ thêm từ quỹ phúc lợi, quỹ tiền lương để đảm bảo mức thu nhập thấp nhất cũng bằng 70% tiền lương và thu nhập như khi đang công tác.

Trường hợp được cử đi đào tạo tại chức và bồi dương ngắn hạn, người lao động được hưởng:

- Được đài thọ tiền học phí.

- Được hưởng chế độ ăn giữa ca như thời gian làm việc.

- Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương như trong thời gian công tác tuỳ theo thành tích kết quả học tập của cá nhân (theo mức 1, 2 hoặc 3 trong quy chế tiền lương tương ứng với xếp loại giỏi, khá và trung bình).

- Được thanh toán chế độ công tác phí trong thời gian đi đường.

- Về tiền thuê chỗ ở: Trong thời gian đi đào tạo, người lao động được bố trí ở ký túc xá nhà trường. Nếu không bố trí được chỗ ở, phải thuê ngoài thì được thanh toán tiền thuê chỗ ở theo mức chi thực tế nhưng tối đa không quá 30.000đ/người/ngày.

e) Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo

Thực tế việc đánh giá hiệu quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở bước 1, tức là đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khoá học. Để đánh giá, đơn vị dựa vào kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.5: Chi phí dành cho đào tạo của Bưu Điện Quảng Bình giai đoạn 2004 - 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số tiền 270 350 500 590 730 Tổng chi phí 55.692 62.203 85.283 105.148 110.869 Tỷ lệ trong tổng chi phí 0,48% 0,56% 0,58% 0,56% 0,66%

80

Theo số liệu trên, chi phí dành cho đào tạo của Bưu điện tỉnh Quảng Bình tăng mạnh trong năm 2006 và nhìn chung số tiền dành cho công tác đào tạo ngày càng được nâng lên từ 0,48% tổng chi phí năm 2004 lên 0,66% năm 2008. Điều đó thấy rõ được chính sách ưu tiên cho đào tạo phát triển của Bưu điện tỉnh Quảng Bình.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Bưu điện tỉnh đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động của mình để có thể đáp ứng được những đòi hỏi về trình độ, tay nghề trong hoàn cảnh mới. Chỉ tính riêng năm 2008, Bưu điện tỉnh đã cử đi đào tạo hàng nghìn lượt người. Trong đó, đào tạo sau Đại học là 2 người; đào tạo Đại học là 18 người; đào tạo Cao đẳng là 8 người; đào tạo Trung học và Công nhân là 55 người; bồi dưỡng là 215 người. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa học. Đơn vị dựa vào kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất kinh doanh.

Các lao động thuộc mọi bộ phận: Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Nghiệp vụ kinh doanh, Kiểm soát viên, Giao dịch viên đều được tham dự những khoá đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ, Bưu điện Quảng Bình cũng có kế hoạch cụ thể về số lao động được đi đào tạo Đại học tại (5 người trong năm 2008). Tuy nhiên, do thời gian còn ít, thực tế làm việc trong cơ cấu tổ chức mới chưa nhiều. Qua phân tích, số lao động có trình độ trung cấp tại Trung tâm mới chỉ chiếm 15,06% và số lao động chỉ qua sơ cấp chiếm tới 71,68%. Tỷ lệ này còn qua thấp so với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Nhiều lao động được cử đi đào tạo chỉ là để giải quyết chính sách cho người lao động về vấn đề thu nhập. Nếu đi học về họ sẽ được nâng lương do đã có bằng cấp. Tuy nhiên, thực tế khi học xong, công việc của họ không thay đổi, khối lượng công việc vẫn vậy và vì thế chi phí nhân công của doanh nghiệp đã tăng so với trước.

81

Vấn đề ở chỗ đơn vị hạch toán phụ thuộc đã có Tập đoàn về lo về kinh phí đào tạo, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp ở một khía cạnh nào đó không khuyến khích doanh nghiệp tối ưu hóa công tác đào tạo.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 75)