Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo mức độ đúng ngành nghề

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 97)

đào tạo

Sử dụng công thức (1.9) và tổng hợp tình hình thực tế về việc bố trí lao động theo ngành nghề, ta được Bảng 2.14 sau:

Bảng 2.14: Lao động theo ngành nghề đào tạo năm 2008

Bộ phận Hiện LĐ làm đúng ngành LĐ làm trái ngành SL % SL %

A- KHỐI QUẢN LÝ GIÁN TIẾP 127 90 70,87% 37 29,13%

1.Ban Giám đốc 3 3 100.00% 0 0.00% 2.Phòng QLBC-PHBC 20 14 70.00% 6 30.00% 3. Ban TT-TH - Bảo Vệ 15 0 0.00% 15 100.00% 4. Phòng TCKT 9 8 88.89% 1 11.11% 5. Phòng Quản lý tin học 10 6 60.00% 4 40.00% 6. Phòng KH-VT-KD-TT 28 28 100.00% 0 0.00% 7. Phòng Quản lý KTVT 16 12 75.00% 4 25.00% 8. Phòng HC- QT 26 19 73.08% 7 26.92%

B-KHỐI TRƢ̣C TIẾP SẢN XUẤT 663 595 89,74% 68 10,26%

TỔNG CỘNG (A+B) 790 685 86,70% 105 13,30%

(Nguồn: Phòng TCCB - LĐ, Bưu điện tỉnh Quảng Bình)

Từ Bảng 2.14, ta thấy lao động của Bưu điện Quảng Bình làm trái nghề ở một số bộ phận vẫn rất nhiều. Điều này thể hiện đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hoạt động thường tuyển dụng và bố trí lao động vẫn dựa nhiều vào các mối

97

quan hệ và con em trong ngành sẽ được ưu tiên tuyển dụng mặc dù có thể người đó không được đào tạo đúng nghề mình đang đảm nhận.

Ngoài ra, sau khi thành lập một số bộ phận có thể sử dụng lao động có trình độ không cao như Đội bảo vệ, bộ phận phục vụ thường tuyển dụng các con em hoặc người quen biết trong ngành dẫn đến tỷ lệ lao động làm việc trái ngành trong các bộ phận này rất lớn.

Hoặc một số bộ phận như phòng Hành chính Nhân sự, Phòng QLBC -PHBC, vẫn có một tỷ lệ lớn lao động làm việc trái ngành. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Đồng thời, gây lãng phí lao động trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực và không khuyến khích cho các lao động giỏi.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 97)