Quản lý tốt nhu cầu khách hàng

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 130)

Do đặc thù không dự trữ được và không tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ, nên vấn đề cân bằng cung cầu là một vấn đề phức tạp và trở nên quan trọng. Nhiều chiến lược quản lý cung cầu đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá không áp dụng được cho lĩnh vực cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Không thể đem khả năng cung cấp dịch vụ dư thừa ở thời gian này tại địa điểm A đến để đáp ứng nhu cầu đang cao ở địa điểm B. Như vậy cân bằng cung cầu trong lĩnh vực Bưu

130

chính Viễn thông chỉ có thể là tạm thời. Do vậy đơn vị cần phải có các chiến lược quản lý cung cầu riêng.

Công suất cung cấp dịch vụ của công ty phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào: Nhà cửa, phượng tiện, thiết bị, nhân lực... Do vậy, khả năng thay đổi công suất cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào khả năng thay đổi, co dãn của các yếu tố đầu vào của hệ thống dịch vụ. Công suất cung cấp được gọi là không co dãn trong một giai đoạn ngắn khi doanh nghiệp không thể tăng thêm khả năng cung cấp. Công suất cung cấp gọi là co dãn nếu doanh nghiệp có thể tăng khả năng cung cấp trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu cao hơn.

Trong một môi trường không có cạnh tranh, vào các thời kỳ cao điểm, doanh nghiệp thường bắt khách hàng xếp hàng chờ đợi để được phục vụ. Điều này dẫn đến hai điều bất lợi cho doanh nghiệp. Một là họ làm cho khách hàng mệt mỏi, tốn kém vì chờ đợi. Thứ hai họ để mất đi nguồn doanh thu từ nhu cầu tiêu dùng dịch vụ vào các giờ cao điểm trong khi đó lại để lãng phí các nguồn lực vào các thời kỳ nhàn rỗi. Tuy nhiên, trong một thị trường có sự cạnh tranh như hiện nay doanh nghiệp cần phải chủ động hành động bằng cách sử dụng các chiến lược khác nhau.

Với phương châm “khách hàng là thượng đế ”. Khi chúng ta bán dịch vụ hay thiết kế dịch vụ cần phải “nghĩ cái nghĩ của khách hàng” và luôn đứng ở lập trường của khách hàng để lấy thông tin từ khách hàng nhằm hoàn thiện hơn các dịch vụ của mình, đáp ứng kịp thời sự thay đổi của nhu cầu.

Qua thực tế tại đơn vị thấy nổi cộm lên một số vấn đề sau: Trước hết đó là công tác truyền thông và giới thiệu dịch vụ còn kém và rất chậm, đặc biệt là cứng nhắc đối với các dịch vụ Bưu chính.

Việc tìm kiếm khách hàng lớn còn rất thụ động và hầu như chỉ đáp ứng nhu cầu khi khách hàng tìm tới chúng ta, mặt khác các thủ tục lại không linh hoạt, cứng nhắc dẫn tới các dịch vụ cung cấp quá nghèo nàn không hấp dẫn với khách hàng.

Với cơ cấu nguồn nhân lực mềm, Bưu điện Quảng Bình cần phải xúc tiến đào tạo và bồi dưỡng hơn nữa những kiến thức về Marrketing hiện đại cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên; Cần phải khẳng định tầm quan trọng của các nhân

131

viên tuyến đầu trong công tác Marketing, nhưng công tác Marketing không phải chỉ do một bộ phận chuyên trách và các nhân viên tuyến đầu nữa mà là của tất cả các thành viên trong toàn đơn vị. Mỗi nhân viên trong Trung tâm là một người bán hàng, sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ khách hàng để họ có thể tiếp cận được với dịch vụ Bưu điện.

Lãnh đạo đơn vị cần phải chỉ đạo xúc tiến hơn nữa trong việc phát triển mối quan hệ với khách hàng, quản lý tốt nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn; đẩy mạnh quá trình truyền thông, xây dựng kế hoạch xúc tiến Marketing hỗn hợp trên địa bàn. Đảm bảo đại đa số khách hàng nắm vững và sử dụng tốt các dịch vụ Bưu chính (mới và truyền thống), họ lựa chọn được loại dịch vụ phù hợp và tìm đến Bưu điện ngay khi có nhu cầu!

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 130)