Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo kết cấu lao động ta phân tích đặc điểm lao động trong từng phòng ban để từ đó tìm ra số lượng lao động thừa thiếu và so sánh tỷ lệ thiếu hụt với tổng số lao động thiếu hụt.
Do Bưu điện là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông - một doanh nghiệp nhà nước nên trong quá trình hoạt động vẫn phải tuyển dụng một số lao động thuộc dạng “gửi gắm”, hoặc các lao động từ cơ chế cũ để lại nên gây ra sự dư thừa tại các bộ phận. Mặt khác, do đặc thù công việc trong lĩnh vực Bưu chính Viễn Thông yêu cầu người lao động khi vào làm việc phải có chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế, kinh nghiệm làm việc, trình độ tay nghề cao nên một số người lao động không đáp ứng do trình độ chuyên môn, chứng chỉ đào tạo, tuổi cao, không đủ sức khoẻ, tay nghề để tham gia vào sản xuất. Trong các bộ phận còn có hiện tượng đủ về số lượng nhưng không đáp ứng được chất lượng nên thực chất vẫn thiếu lao động. Thông qua việc thống kê số lượng lao động thừa thiếu hiện có so với nhu cầu, ta được Bảng 2.12 sau:
95
Bảng 2.12: Tổng hợp bố trí lao động năm 2008 Các khối trực thuộc Bƣu điện
Quảng Bình Hiện có Nhu cầu Thừa Thiếu SL SL
A- KHỐI QUẢN LÝ GIÁN TIẾP 127 162 0 35
1.Ban Giám đốc 3 3 0 1 2.Phòng QLBC-PHBC 20 20 0 3 3. Ban TT-TH - Bảo Vệ 15 24 0 9 4. Phòng TCKT 9 12 0 3 5. Phòng Quản lý tin học 10 19 0 9 6. Phòng KH-VT-KD-TT 28 34 0 6 7. Phòng Quản ý KTVT 16 20 0 4 8. Phòng HC- QT 26 30 0 4
B-KHỐI TRƢ̣C TIẾP SẢN XUẤT 663 686 0 23
TỔNG CỘNG (A+B) 790 848 0 58
( Nguồn: Phòng TCCB - LĐ, Bưu điện tỉnh Quảng Bình)
Ngoài ra, bằng hình thức thống kê số lượng lao động của các bộ phận, ta được Bảng tổng hợp các loại lao động của các bộ phận như Bảng 2.13 sau:
Bảng 2.13: Tổng hợp các loại lao động năm 2008
TT Loại LĐ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
I Lao động quản lý 123 15,56
1 Lao động quản lý (từ cấp trưởng phó,
phòng trở lên) 31 3,91 2 Chuyên viên 73 9,22 3 Nhân viên nghiệp vụ 19 2,40
II Lao động sản xuất 668 84,44
1 NV. Kỹ thuật 23 2,90 2 Công nhân phục vụ 41 5,18 3 Công nhân sản xuất 414 52,33
Tổng cộng 791 100
96
Từ Bảng 2.13, ta thấy việc phân chia nguồn nhân lực của Bưu điện Quảng Bình giữa lao động quản lý và lao động sản xuất trực tiếp tương đối hợp lý: lao động quản lý vẫn chiếm 15,56% trong khi đó lao động sản xuất chiếm 84,44%.
Tuy nhiên một số công việc như công nhân phục vụ, nhân viên nghiệp vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là do một số lao động trước đây được tuyển dụng nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc và các công nhân đã nhiều tuổi không còn đủ sức khoẻ và chuyên môn phải điều động để làm các công việc mới.