Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo tỷ lệ thời gian

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 33)

làm việc thực tế

Chỉ tiêu này dùng để so sánh việc sử dụng thời gian làm việc thực tế với thời gian làm việc theo qui định:

100

x Tk

Tt

33

K: Tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc thực tế (đơn vị: %).

Tt: Thời gian làm việc thực tế bao gồm thời gian người lao động có làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.

Tk: Thời gian làm việc theo qui định là thời gian theo qui định người lao động có thể sử dụng.

Ưu điểm: Có thể so sánh được thời gian làm việc thực tế giữa các doanh nghiệp.

Nhược điểm: Không phản ánh được các kết quả sản xuất kinh doanh.

1.3.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo quỹ tiền lƣơng và thu nhập

Dùng để đánh giá mức thu nhập bình quân mà người lao động nhận được trong một thời gian nhất định:

L TL

TNBQ (1.6)

TNBQ: Thu nhập bình quân người lao động nhận được theo một thời kỳ nhất định.

TL: Tổng quỹ lương. L: Tổng số lao động.

Chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá được mức thu nhập bình quân chưa phản ánh được năng suất lao động.

Do tình hình sản xuất kinh doanh, mức lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng quỹ lương nên nó cũng ảnh hưởng đến thu nhập bình quân. Ngoài ra, nó cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ số lao động trong doanh nghiệp. Với số lượng lao động không đổi thì tổng quỹ lương và mức thu nhập bình quân thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó bao gồm cả hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

1.3.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo mức độ hợp lý của cơ cấu nghề nghiệp (bố trí lao động tại các bộ phận trong doanh nghiệp) cấu nghề nghiệp (bố trí lao động tại các bộ phận trong doanh nghiệp)

Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo kết cấu lao động tức là xem xét cơ cấu lao động tại mỗi bộ phận, hoặc giữa các bộ phận đã hợp lý chưa, cũng như đảm bảo tính đồng bộ của người lao động trong quá trình thực hiện công việc. Dù thừa

34

hay thiếu lao động ở bất kỳ bộ phận nào đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt nó làm mất đi tính đồng bộ và khả năng hợp tác giữa các bộ phận.

Hậu quả của việc không sử dụng hết khả năng lao động, lãng phí sức lao động và tất yếu gây lãng phí trong các khoản chi phí và nó ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách phát triển trong tương lai của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là chính sách nhân sự.

Bằng cách so sánh số lượng lao động hiện có và nhu cầu sẽ phát hiện được số lao động thừa thiếu trong từng công việc, từng bộ phận và trong toàn bộ doanh nghiệp.

1.3.3.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo vốn đầu tƣ

Căn cứ trên nguồn vốn đầu tư ta sử dụng hai (02) chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:

+ Chỉ số sinh lợi (Hp): 100 x V LN Hp (1.7)

Hp: Chỉ số sinh lợi cho biết trong 100 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đồng thời, đánh giá khả năng sinh lời và phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.

LN: Lợi nhuận. V: Tổng số vốn đầu tư. + Chỉ số tạo việc làm: L V Hv (1.8)

Hv: Chỉ số tạo việc làm thể hiện doanh nghiệp cần bao nhiêu tiền đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc.

L: Tổng số lao động.

Bên cạnh đó, chỉ số tạo việc làm đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Đặc biệt chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng về mặt xã hội trong công tác giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

35

1.3.3.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo mức độ bố trí đúng ngành nghề (đối với từng ngƣời lao động vào từng vị trí công việc cụ thể) ngành nghề (đối với từng ngƣời lao động vào từng vị trí công việc cụ thể)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta cũng có thể dựa trên chỉ tiêu hệ số sử dụng lao động được bố trí đúng nghề (K):

K = (1.9)

Lực lượng lao động có kết cấu nghề nghiệp hợp lý là một lực lượng lao động không chỉ có số lượng lao động hợp lý mà còn cả chất lượng lao động hợp lý tức là lực lượng lao động này phải có trình độ chuyên môn, có khả năng làm việc nhưng đồng thời phải được bố trí đúng việc, đúng ngành nghề và phù hợp với sở thích nghề nghiệp.

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích từng chức năng cụ thể của quản lý nguồn nhân lực chúng ta cũng có thể thấy được việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu khác có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực như sự biến động lao động của công ty, mức độ vi phạm an toàn lao động, nội qui lao động và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật,…

Số lao động được bố trí đúng nghề Tổng số lao động

36

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ BƢU ĐIỆN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Bưu điện tỉnh Quảng Bình là một trong những đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh Quảng Bình được phê duyệt tại quyết định số 267/QĐ- TCCB/HHĐQT ngày 28/9/1996 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bưu điện tỉnh Quảng Bình là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Bưu điện tỉnh Quảng Bình là doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa phục vụ, sản phẩm kinh doanh chủ yếu là dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Bưu điện tỉnh Quảng Bình thực hiện 2 chức năng đồng thời, đó là vừa kinh doanh, vừa phục vụ. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Bưu điện tỉnh, Bưu điện tỉnh Quảng Bình còn là công cụ của Đảng và Nhà nước, nên nhiệm vụ đặt ra là phải đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin của các cơ quan Đảng, chính quyền ở địa phương và cấp trên. Đồng thời mở rộng mạng lưới phát triển dân trí đến các nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Sau cách mạng tháng Tám 1945 Bưu điện tỉnh Quảng Bình nằm trong hệ thống ngành Bưu điện Việt Nam dân chủ cộng hoà. Bưu điện Quảng Bình gắn liền với phong trào cách mạng Việt Nam, thể hiện qua một số giai đoạn chính:

Bưu điện tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954: Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và của Ngành, sau cách mạng tháng Tám thành công tiếp quản Sở dây thép được giữ nguyên người và trang thiết bị để kịp thời phục vụ cách mạng, ông Bửu Nam là người đầu tiên được bố trí làm chủ sự và một số người khác như ông Hoàng Thể, Nguyễn Hữu Lạc... làm việc tại Bưu điện Đồng Hới.

37

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, tháng 5/1948 Bộ Giao thông Công chính ra quyết định hợp nhất Ban giao thông kháng chiến với Bưu điện nhằm thống nhất và hợp lý tổ chức thông tin liên tục, cải tổ cơ cấu bộ máy Bưu điện, thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng với ngành Bưu điện, làm cho Bưu điện trở thành một cơ quan đủ tư cách đại diện Nhà nước thống nhất quản lý, điều hành thông tin trên địa bàn. Trong thời gian này ở tỉnh Quảng Bình, Bưu điện và Ban giao thông liên lạc vẫn song song tồn tại hai tổ chức riêng biệt. Việc duy trì hai tổ chức mặc dù đã đáp ứng yêu cầu phục vụ thông tin liên lạc cho tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính, nhưng tổ chức còn phân tán, không thống nhất quản lý, nhất là không còn phù hợp với tình hình mới, khi cục diện chiến tranh đã thay đổi, cuộc kháng chiến của quân và dân trong tỉnh đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và của ngành, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác thông tin liên lạc trong tỉnh, ngày 15/8/1949 đồng chí Hoàng Văn Diệm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Bình đã triệu tập cuộc họp giữa Bưu điện và Ban giao thông liên lạc, dự cuộc họp có các đồng chí lãnh đạo của Bưu điện, của Ban giao thông liên lạc, dự cuộc họp các đồng chí lãnh đạo của Bưu điện, của Ban giao thông liên lạc tỉnh, Ban giao thông liên lạc miền Trung, miền Nam và các trưởng Ban giao thông liên lạc các huyện để thành lập Ty Bưu điện Quảng Bình. Trụ sở của Ty Bưu điện đóng tại thôn Đại Hoà, xã Đồng Hoá, huyện Tuyên Hoá. Số lượng cán bộ công nhân viên lúc này khoảng hơn 300 người, phần lớn là giao liên của các trạm liên lạc và nội tỉnh.

Cùng với việc kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, Bưu điện Quảng Bình được Công đoàn tỉnh cho thành lập Công đoàn Bưu điện Quảng Bình vào ngày 30/8/1949. Một phần ba tổng số cán bộ công nhân viên được kết nạp vào tổ chức Công đoàn. Toàn Ty tổ chức 8 phân đoàn (nay gọi là Công đoàn bộ phận) và một số tổ chức trực thuộc.

Việc thành lập Ty Bưu điện và kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể làm cho Bưu điện tỉnh Quảng Bình lớn mạnh về lượng và chất lượng, nâng cao năng lực phục vụ thông tin liên lạc, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

38

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ: Quảng Bình là tỉnh miền Trung, cửa ngõ hậu phương của miền Nam, là đầu mối tập kết sức người, sức của để chi viện cho miền Nam, vì vậy đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá, hòng chia cắt, làm giảm sức chiến đấu của quân, dân miền Nam, do vậy trong giai đoạn này Bưu điện tỉnh Quảng Bình vô cùng khó khăn, vất vả. Bưu điện tỉnh Quảng Bình đã phát huy truyền thống của ngành nêu cao tinh thần cách mạng, dũng cảm, kiên cường, bám trụ máy, bám đường dây đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ cấp uỷ, chính quyền địa phương, phục vụ các đơn vị quân đội, các đơn vị thanh niên xung phong và nhu cầu tình cảm của nhân dân trong tỉnh.

Sau ngày giải phóng miền Nam: từ 1976 đến cuối 1989 các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được sát nhập lại thành tỉnh Bình Trị Thiên, Bưu điện Quảng Bình giải thể và sáp nhập thành Bưu điện tỉnh Bình Trị Thiên theo lại tập trung củng cố, nâng cao chất lượng thông tin. Các tuyến đường dây trần nội tỉnh trải dài từ thành phố Huế toả về các huyện, thị trong toàn tỉnh. Tuyến đường thư cấp 2 chủ yếu đi bằng tàu hoả.

Tháng 7-1989: tỉnh Quảng Bình được trở về lại với địa giới cũ. Bưu điện tỉnh Quảng Bình làm lại từ đầu, xây dựng trụ sở làm việc, cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất, xây dựng lại mạng lưới thông tin, liên lạc.

Về mạng viễn thông cơ sở vật chất hầu như chủ yếu là đường dây hữu tuyến, với tổng đài từ thạch analog, cả tỉnh khi mới chia tỉnh chỉ có hơn 300 máy điện thoại.

Về mạng Bưu chính: Đường thư cấp 1: chủ yếu vận chuyển bằng đường tàu hoả và xe ô tô chuyên ngành. Đường thư cấp 2 vận chuyển chủ yếu bằng phương tiện ô tô xã hội (xe khách) và vận chuyển bằng xe đạp.

Năm 1999: Mạng Bưu chính có 42 Bưu cục, 21 điểm Bưu điện văn hoá xã. Mạng viễn thông: toàn tỉnh chỉ có hơn 700 km cáp các loại, tổng số máy điện thoại trên mạng là 11.951 máy, với mật độ 1,5 máy/ 100 dân. Doanh thu Bưu chính Viễn thông 56,3 tỷ đồng.

39

Cuối năm 2003: Mạng Bưu chính đã có 45 bưu cục; 62 điểm Bưu điện - văn hoá xã và 19 đại lý, ki ôt Bưu điện, bán kính phục vụ bình quân 4,51 km/1 điểm, dân số phục vụ bình quân 6.570 người/ 1 điểm tổng số báo nhân dân phát đến trong ngày là 131/141 xã, phường, thị trấn.

Mạng viễn thông cuối năm 2003 tổng số máy điện thoại hiện có trên mạng là 36.950 máy; tổng số thuê bao Internet có trên mạng là 217 máy; có xã có máy điện thoại, mật độ máy điện thoại đạt 4,51 máy/ 100 dân. Doanh thu Bưu chính Viễn thông đạt 72,175 tỷ đồng.

Cuối năm 2004: Mạng Bưu chính đã có 46 bưu cục; 85 điểm Bưu điện - văn hoá xã và 58 đại lý, ki ốt Bưu điện, bán kính phục vụ bình quân 3,7 km/ 1 điểm, tổng số báo nhân dân phát đến trong ngày là 149/159 xã, phường, thị trấn, mở dịch vụ chuyển tiền nhanh ở 20 điểm trên địa bàn toàn tỉnh.

Mạng viễn thông: cuối năm 2004 tổng số máy điện thoại hiện có trên mạng là 49.898 máy, đạt 5,8 máy/ 100 dân; tổng số thuê bao internet hiện có mạng là 1.250, đạt 0,15 thuê bao trên 100 dân; có 127 xã có máy điện thoại. Doanh thu Bưu chính Viễn thông đạt 93,5 tỷ đồng.

Đến năm 2007

+ Điện thoại cố định: 16,609 thuê bao; Điện thoại di động: 55.677 thuê bao + ADSL: 335 thuê bao

- Báo và tạp chí phát hành: 4,3 triệu tờ, cuốn - Hạ tầng mạng

+ Xây dựng thêm trạm thu phát sóng (BTS): 42 trạm + Kéo cáp đồng: 85km, cáp quang: 180km

- Mật độ điện thoại: tăng 5%, đạt 8,7 máy/100 dân.

Đến 30/6/2009 mật độ điện thoại tại Quảng Bình đạt 12,95 máy/100 dân, mật độ Internet đạt 1,66 máy/100 dân.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Bƣu điện tỉnh Quảng Bình

2.1.2.1. Đặc điểm về ngành, lĩnh vực kinh doanh

40

* Lĩnh vực Bưu chính, do các đơn vị sau đảm nhiệm: trung tâm khai thác Bưu điện thành phố Đồng Hới và các Bưu điện huyện. Nội dung kinh doanh và phục vụ bao gồm:

- Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính - phát hành báo chí trên địa bàn thành phố Đồng Hới và các Bưu điện huyện.

- Quản lý, khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, phương tiện bưu chính trên địa bàn.

- Kinh doanh Viễn thông, thiết bị Bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp.

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.

- Khai thác, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí đến các Bưu điện quận, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công ty cho phép.

* Lĩnh vực Viễn thông, do công ty Điện Báo - Điện thoại đảm nhiệm. Nội

dung kinh doanh và phục vụ bao gồm:

- Chủ quản kinh doanh dịch vụ điện thoại và các dịch vụ Viễn thông khác trên mạng điện thoại cố định do công ty cung cấp trên phạm vi toàn tỉnh.

- Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các mạng Viễn thông của Bưu điện tỉnh Quảng Bình; Quản lý, bảo dưỡng các cột cao ATENENA chuyên ngành của Bưu điện.

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.

- Kinh doanh Viễn thông, thiết bị viễn thông liên quan đến dịch vụ do công ty cung cấp.

- Kinh doanh các dịch vụ: điện báo, telex, nhắn tin, điện thoại di động, truyền số liệu, vô tuyến nội vùng và các dịch vụ viễn thông khác.

- Phục vụ tốt các nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

41

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công ty cho phép.

Bưu chính Viễn thông là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân và là một ngành dịch vụ nên có đầy đủ các đặc điểm chung như các ngành sản xuất vật chất khác, nhưng đồng thời mang tính đặc thù riêng mà các ngành khác

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)