Bón phân

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 48)

IV/ CHĂM SÓC CHUỐI

3. Bón phân

Tổng lượng phân cần thiết : 150-200 g N, 50 g P2O5 và 200-250 g K20/cây/vụ

3.1 Giai đoạn xuống giống

Bón lót: Sử dụng RDA-ACP: 80-150 gram/gốc + 5-10 kg phân hữu cơ (tương đương 50g P2O5). Trộn đều phân và đất, cho vào đầy hố trồng (40 x 40 x sâu 50 cm) trước khi trồng. Ở những vụ kế thì bón sau khi thu hoạch hay đầu mùa mưa.

Trồng 900-1000 cây một ha. Chọn cây bằng nhau trồng cạnh nhau. Có hai cách phân bố cây trồng:

•Trồng đều, cây cách cây 3m. Cách này cây mọc rất tốt, nhưng sau này khó cho

người ra vào chăm sóc và thu hoạch.

Hàng chuối trồng sau bón lót

3.2 Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn cây con, có thể chia lượng phân ra làm nhiều lần tưới cho cây. Khi cây trưởng thành ta có thể bón phân theo hốc hay xới nhẹ quanh gốc theo tán cây cho phân vào và lấp đất lại giúp cây phát triển nhanh về thân lá. Tổng lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây chuối vào tời kỳ này:

• Lần1: Sau khi trồng 1,5 tháng bón 30% lượng N và 30% lượng K20.

• Lần 2: Khoảng 4,5 tháng sau khi trồng bón 40% lượng N và 40% lượng

K20.

• Lần 3: Khoảng 7 tháng sau khi trồng bón 30% lượng N và 30% lượng

Cây phải được tưới đủ, đặc biệt vào mùa khô. Hiệu quả phân bón phụ thuộc vào việc cung cấp đủ lương nước cho cây. Đây là giai đoạn cần được chăm sóc đặc biệt, cung cấp đủ lượng dinh dưỡng giúp cây tăng trưởng nhanh, đặc biệt bộ rễ phải được phát triển nhanh đến mạch nước giúp cây tồn tại được qua mùa khô.

Với cây con, sử dụng RDA-G loại 20g/ m2 kết hợp phun HP-306 giúp cây tăng trưởng

nhanh ngay sau khi trồng. Thực hiện 7- 10 ngày/ lần với liều lượng khuyên cáo

Đường kính tán lá Diện tích tán lá Lượng phân sử dụng

0,25m (25cm) 0,0625m2 (625cm2) 0,0625m 2 x 20g/m2= 1,25 gr/cây = 1,250 kg / 1000 cây ( =1 ha) 0,5m (50cm) 0,25m2 (2500cm2) 0,25m 2 x 20g/m2= 5gr/cây = 5Kg / 1000 cây ( =1 ha) 0,75m (75cm) 0,5625m2 0,5625m2 x 20gr/m2= 11gr/cây = 11Kg / 1000 cây ( =1 ha)

Bảng tính diện tích tán lá cho cây còn nhỏ, hòa nước tưới một lần cho 10 ngày

Với cây lớn, sử dụng RDA-G loại S-plus 30g/ m2 tán lá. Thực hiện 2 tuần 1 lần rải đều

quanh gốc. Nếu dùng loại 40gr/ m2 tán lá thì bón 3 tuần 1 lần.

Đường kính tán lá Diện tích tán lá Lượng phân sử dụng

1m 1m2 1m2 x 30- 40gr/m2 = 30-40 gr/cây = 30-40Kg / ha 1,5m 2,25m2 2,25m2 x 30- 40gr/m2 = 70-90gr/cây = 70-90Kg / ha

2m 4m2 4m2 x 30- 40gr/m2 = 120-160gr/cây = 120-160Kg / ha 2,5m 6,25m2 6,25m2 x 30- 40gr/m2 = 190-250gr/cây = 190-250Kg / ha

Bảng tính diện tích tán lá cho cây lớn, bón phân một lần cho 20 ngày

3.3 Giai đoạn ra hoa trổ buồng:

Trước khi trổ buồng: Khoảng tháng thứ 10 -11 sau khi trồng và chăm sóc đúng quy cách, lúc cây đã lớn hết cỡ, tán lá đã phủ kín hết mặt đất, nên kích thích chuối ra buồng bằng cách dùng RDA-F: 500Kg/ha. Rải 1 lần, khoảng 1 tháng sau thì cây trổ buồng. Không cần bón phân gì thêm trong khi đợi cây trổ buồng.

Khi đang trổ buồng: Đặc biệt trường hợp nuôi quá nhiều cây con quanh gốc cần khẩn cấp kết hợp phun lá HP-306 và bón phân tăng trưởng để chống nghẹn buồng, do cây không đủ lực nuôi buồng chuối đang lớn nhanh.

3.4 Giai đoạn nuôi trái lớn:

Sử dụng RDA-NiU 600Kg/ha nên chia ra rải làm 2-3 lần, rải hết trong vòng 2-3 tuần kể từ khi phát hoa bắt đầu tượng trái.

3.5 Lưu ý

Chuối là cây rất háo phân. Hiệu quả bón phân trên cây chuối rất cao. Chỉ rải phân khi có đủ nước. Nếu chăm sóc đúng cách cây chuối ra buồng trong vòng 1 năm kể từ khi xuống giống. Với sản lượng quả 40-50 tấn chất lượng cao thì lượng phân cần dùng cho một héc ta là 1,7-2 tấn.

Thông thường, nếu tính trên cả diện tích thì: cây chuối còn nhỏ, độ che phủ ít, thì bón ít phân và khi cây chuối lớn, che phủ toàn bộ diện tích, thì bón nhiều phân lên. Nếu tính

trên diện tích tán lá cây che phủ đất thì cây chuối sử dụng ổn định phân bón trong khoảng từ 2-3gr /1 m2 tán lá mỗi ngày.

Bón phân nhiều lần mỗi lần chia ra theo đúng nhu cầu tốt hơn bón phân ít lần, mỗi lần thật nhiều. Cây lúc còn nhỏ thích được bón phân mỗi tuần một lần. Cây chuối lúc nhỏ

cần phân nhiều hơn tức là khoảng 3gr phân bón cho 1 m2 diện tích tán lá.

Không bón phân đủ cây chuối vẫn mọc được, lúc đó cây sẽ cố bòn rút chất dinh dưỡng từ đất, tuy nhiên sẽ rất dễ bị đứng cây, tức là trên ruộng khoảng 10% số cây giống mọc không được đều, sượng lại so với các cây khác. Ngoài ra cây lúc trổ buồng rất dễ bị nghẹn buồng nếu đất nghèo dinh dưỡng.

Mỗi chân đất giàu hay nghèo dinh dưỡng cần chế độ bón phân khác nhau một chút. Nếu bón phân tăng lên mà cây vẫn mọc tốt lên, tức là cây đang còn thiếu phân. Nếu bón phân giảm đi mà cây mọc vẫn tốt tức là cây đang dư phân. Cần tính toán và quan sát màu xanh của lá để biết tình trạng sức khoẻ và nhu cầu phân bón của cây.

Cây chuối con nảy từ gốc nên được tách ra, loại bỏ hoặc trồng theo quy trình riêng, để cây chính không bị suy và trổ buồng đều.

KỸ THUẬT XỬ LÝ MÀU VỎ CHUỐI

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w