Bệnh gỉ sắt

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 60)

I/ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

5. Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt thường phát sinh trên cây chuối rẻ quạt ở các vườn cây cảnh, bệnh nặng thường làm cho cây bị vàng , ảnh hưởng đến mỹ quan, tỷ lệ bệnh lên tới 50 %.

5.1 Triệu chứng bệnh

Ban đầu trên lá xuất hiện các đốm vàng, về sau lan rộng dần và thành đốm màu nâu, mép có các viền màu xanh vàng, đường kính 2 – 6 mm, trên đốm bệnh có các bột màu vàng, thường xuất hiện mặt sau lá. Mùa đông xuất hiện các bột màu nâu sẫm đó là bào tử đông của nấm gây bệnh.

5.2 Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gỉ sắt cây chuối do nấm gỉ sắt (Puccinia sp.) thuộc lớp bào tử đông, bộ nấm Gỉ

Sắt gây ra.Bào tử hạ màu vàng da cam, hình bầu dục hoặc hình trứng dài, vách dày có gai mọc trên cuống ngắn, kích thước 20 – 25x16 – 22.Bào tử đông mọc dưới biểu bì lá về sau cùng xuất hiện với bào tử hạ, bào tử đông hình bầu dục dài hoặc hình que, màu vàng nhạt, kích thước 35 – 60 x 13 – 18.Bào tử đông mọc trên cuống lá thành màu nâu xám, có lúc trên lá hình thành các đốm màu nâu đen và có các chấm đen.Đó là nấm kí

sinh nấm gỉ sắt (Darluca filum).Nấm này cùng với nấm gỉ sắt gây hại và làm cho bệnh

nặng hơn, lá xoăn lại và khô héo dần.Bào tử hạ có thể lây lan nhờ gió, nẩy mầm, xâm nhiễm. Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng vào tháng 10 – 12.Tháng 4 thường bắt đầu xâm nhiễm.

5.3 Biện pháp phòng trừ

Tăng cường kiểm dịch, không nên nhập các cây bệnh, những cây con bị bệnh cần phải được khử trùng.Mùa đông cần loại bỏ các cây bệnh bằng cáchtập trung và đốt bỏ.Phun thuốc Zineb hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi để giảm bớt nguồn bệnh.

6. Bệnh virus chùn ngọn chuối

Bệnh chùn ngọn chuối được phát hiện đầu tiện ở Fiji (1889), ngày nay bệnh khá phổ biến ở các vùng trồng chuối trên thế giới. Bệnh đã gây thiệt hại đáng kể ở Trung Mỹ, châu Phi, Australia, Đông Nam Á. Ở Việt Nam bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1969.

6.1 Triệu chứng bệnh

Vết bệnh đầu tiên là những vệt xanh đậm liên tục hoặc ngắt quãng trên cuống hay phiến lá, đặc biệt trên các lá ngọn. Sau một vài tuần lá bệnh xanh đậm, nổi gân rõ rệt, tho cứng. Lá không phát triển, mép lá vàng nhạt, các lá mới hình thành nhỏ hẹp, bẹ lá xếp sít nhau. Cây bị bệnh ở giai đoạn cây con thường thấp lùn còi cọc không thể ra buồng. Ở giai đoạn cây đã lớn chuẩn bị trổ buồng mới bị bệnh thì cây ngừng lớn, các lá ngọn xanh đậm dựng đứng dễ bị nghẹn, khó trổ buồng, hoặc nếu trổ được thì thường rất ít quả, quả bé, vị nhạt.

6.2 Nguyên nhân gây bệnh

Do virus Banana bunchytop gây ra. Virus thuộc nhóm Lutero virus, có đường kính 18

– 20 nm. Virus tồn tại trong libe và gần nhu mô, nơi có các vệt xanh đậm trên lá và cuống lá. Bệnh truyền lan từ cây mẹ sang cây con trong quá trình sinh sản vô tính.

Bệnh cũng lan truyền qua côn trùng môi giới là rệp Pentalonia nigronervosa theo kiểu

Bệnh phát triển mạnh ở những vườn chuối lâu năm, đất xấu, chăm sóc kém. Trên đất đồi, đất thịt, đất chua bệnh phá hại nặng hơn trên đất cát pha, đất phù sa ven song. Chuối tiêu đặc biệt giống tiêu trung nhiễm nặng hơn chuối tây, chuối lá, chuối ngự. Giống Gros Michel chống chịu tốt hơn so với giống Cavendish.

6.3 Biện pháp phòng trừ

Chủ yếu là chọn giống sạch bệnh. Tiêu diệt những cây nhiễm bệnh, đào bỏ cả khóm. Chăm sóc vườn cẩn thận, tỉa bỏ lá già, để chồi hợp lý tạo độ thông thoáng hạn chế rệp phát triển. Khi thấy rệp xuất hiện, phun thuốc diệt rệp là môi giới truyền bệnh.

7. Bệnh héo rũ Moko

Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Cây bệnh có lá non bị vàng, cuống

lá gãy, cây bị héo khá nhanh, lá rũ, trái chím sớm. Bệnh xuất hiện trên đất thoát nước kém.

Để phòng trừ, đất phải thoáng và cao ráo. Tiêu diệt cây bệnh đem ra khỏi vườn, xử lý bằng vôi. Cắt bắp chuối sớm để làm giảm lan truyền qua ong hút mật. Dùng cây giống không mang mầm bệnh, khử trùng cẩn thận dụng cụ trồng trọt.

II/ SÂU HẠI THƯỜNG GẶP

1. Bù lạch (Chysanoptera thripidae)

Bù lạch tập trung vào lá mo để chích rút trái non. Trái bị nổi sần ghẻ, có màu nâu đen, mất thẩm mỹ. Dùng Sherba 25 EC hoặc Decis tiêm vào bắp mới nhú ra 2/3.

2. Sâu cuốn lá (Brionette threx)

Sâu con nở ra làm lá cuốn lại, lá bị héo, thường xảy ra vào mùa nắng. Cách tốt nhất là ngắt bỏ những lá bị sâu cuốn, vì ít diệt được sâu bên trong lá.

3. Sùng đục củ (Soemope Lites sovididus)

Thành trùng là mọt soemope lites sovididus (họ Vòi Voi Cureulionidea), ấu trùng là

con sung màu trắng, đục vào bên trong củ chuối thành các đường ngầm bên trong. Nấm hoại sinh sẽ theo vào và tiếp tục gây hại làm thối củ. Cây chuối ọc yếu, đọt nhỏ, lá héo rũ sớm, quả nhỏ, trái lép.

Để phòng trị: Trước khi trồng chuối, cần khử trùng đất thật kỹ, đất vườn tạp nên dọn sạch rơm rạ mục, lá cây thối, vệ sinh thật kỹ đất và cây giống. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc hạt Furadan 3C hay Basubin 5H vãi vùi sâu vào gần gốc chuối.

4. Tuyến trùng rễ (Radopholus similis)

Tuyến trùng đục đầu rễ làm rễ có màu đen hay đỏ tạo vết u khiến rễ ngắn, nhỏ. Tuyến trùng làm cho rễ không hút được dinh dưỡng từ đất lên khiến chuối sinh trưởng kém, quầy nhỏ, trái nhỏ, lép.

Để phòng trị cần loại bỏ các cây con bị nhiễm bệnh, cày phơi đất 6 tháng trước khi trồng, tránh trồng luân canh, xen canh với các cây dễ nhiễm như cam, quýt… thuộc họ Rutacea. Xử lý đất bằng Furadan 3C hay Basudin 10H, với liều lượng 30 kg/ha cứ 3 – 6 tháng thì xử lý đất một lần.

5. Tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne incognita)

Các nốt rễ xuất hiện ở phần non, đầu rễ sung to, thường xuất hiện trong các vường cũ, ít được chăm sóc.

NHÂN GIỐNG CỔ ĐIỂN

Gieo hạt, gây con chuối cấp tốc bằng cách vun cao gốc cắt các mắt ở trên củ, bằng chồi, bằng củ…

I/ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CỔ ĐIỂN1. Nhân giống cây con từ hạt 1. Nhân giống cây con từ hạt

Phương pháp này có thể áp dụng cho cây chuối lưỡng bội hay tứ bội (ít dùng). Ưu điểm phương pháp này là tạo lượng lớn cây con khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh từ cây mẹ. Tuy nhiên, chất lượng cây con không đồng đều nên thường được áp dụng trong lai chọn giống

Kỹ thuật nhân giống: Ươm hạt tạo cây con trong bầu đất hay chậu, giá thể đất pha. Sau 1,5-2 tháng, cây con phát triển đầy đủ (cao khoảng từ 60 cm đến 1 m) thì đem ra trồng. Lưạ cây con khoẻ, to gốc, thân cứng, lá nhỏ và thẳng đứng. Không chọn cây non, Trước khi đem trồng, phải đem cắt bớt bỏ 2/3 lá để chống đổ ngã cây.

2. Nhân giống Củ

Chuối có thân ngầm thường gọi là củ chuối. Trên củ chuối có nhiều mầm ngủ tương đương với số lá. Những mầm này có thể thay thế cây mẹ và duy trì nòi giống của nó trong thời gian khá dài. Các mầm ngủ này trong điều kiện bình thường bị ức chế, không nảy mầm, phát triển thành cây con được, nhưng nếu sau khi chặt buồng thì các mầm ngủ này có thể phát triển thành cây con; khi cây con phát huy được vai trò độc lập, nó lại ức chế các mầm khác.

2.1 Ưu điểm Nhân chuối bằng củ

• Dễ vận chuyển so với vận chuyển bằng cây con (trồng từ chồi hay in

vitro).

• Con giống mọc từ thân ngầm tương đối đồng đều, cho nên trồng trọt dễ

chăm sóc và thu hoạch, đồng thời trong công tác nghiên cứu thí nghiệm, chúng ta có thể dễ dàng chọn cây giống đồng đều.

• Hệ số nhân giống tương đối cao, 1 củ khi bổ ra đem trồng có thể đạt từ 4

- 6 cây con.

2.2 Kỹ thuật xử lý củ chuối

• Bổ củ thành nhiều phần, mỗi phần phải chứa 1 mắt ngủ

• Xử lí bằng HgCl2 diệt vi khuẩn, đất bám trên củ, sau đó vớt ra để ráo.

• Ngâm chống mốc, sâu bọ trong thuốc Bordeaux 1% từ 1-5 phút, sau đó

vớt ra để ráo rồi đem giâm.

• Trước khi giâm, chấm tro vào các vết cắt cho mau khô, sớm hình thành 1

Củ chuối sau khi cắt bỏ thân giả và được bổ ra nhiều phần

2.3 Trồng/ giâm bằng củ

Có hai cách giâm củ a) Cách 1

Đào lỗ vài ngày truớc khi trồng, kích thuớc lỗ 0,6 x 0,6 x 0,6 m. Khi đào nên để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy. Phần đất mặt trộn chung với 10 kg phân chuồng với 200 g NPK 16-16-8. Nếu không có phân chuồng thì dùng 400g phân NPK. Cho phân vào lỗ, lắp đất lại, nén chặt, đặt chuối vào. Lớp đất đáy phủ lên trên củ chuối một lớp dày khoảng 10 cm, không nén chặt. Chọn đất thịt pha cát, khả năng giữ nước thoát nước đều khá. Chú ý là chừa một vài cm để có phận rác mục bỏ vào cho chuối ấm gốc thì tốt hơn.

b) Cách 2

Cách này áp dụng cho những nơi có nhiều đất sét. Phuơng pháp bón phân, đào lỗ không thay đổi. Sau khi bỏ phân đất mặt, đã trộn phân rồi cho xuống lỗ, dậm cho dẻ, đặt củ chuối xuống, lắp phần đất đáy lên, nhớ là không nên lấy hết củ chuối mà chỉ lấp xuống 2/3 củ mà thôi, và nên lấy dao cắt xiên củ chuối để tránh nước mưa, chim, chuột, côn trùng đậu trên củ. Khoảng cách giữa hai cây này là 3x3 m. Trường hợp đất tốt thì 2,5x2.5 m.

2.4 Chăm sóc sau khi giâm củ

Sau khi giâm củ phải tưới giữ ẩm thường xuyên. Chú ý tránh tưới nhiều nước ướt sũng làm củ dễ bị thối. Sau khi mầm chuối đã mọc từ 15-20 ngày, tưới thúc bằng nước tiểu pha loãng. Sau đó cứ 10 ngày tưới thúc 1 lần, lượng phân tăng dần khi cây được 10 lá thật, lúc này có thể tách cây con đem trồng được. Khi nào chuối bắt đầu lớn nên tỉa cây

con cho đủ sức, không nên để bụi chuối nhảy rộng quá 1m2.

Cây chuối nhân trồng từ củ

Thời gian giâm củ cho đến khi cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng có thể kéo dài tử 4-5 tháng. Thời vụ trồng tốt nhất là đầu mùa mưa vì thời gian này chuối gặp nước dễ bén rễ mà không sợ chết vì nóng quá.

3. Nhân giống chuối bằng chồi

Đối với chuối, hình thức nhân giống chính là nhân giống vô tính, người ta thường dùng chồi con để trồng. Trên thân ngầm của chuối có rất nhiều mầm ngủ, số mắt ngủ tương ứng với số lá của cây chuối. Các chồi này nếu có điều kiện (thân giả chính bị chặt hay tổn thương hoặc chồi được kích thích bằng hoocmon) sẽ lần lượt mọc lên những chồi con. Phương pháp này dễ dàng tạo ra quần thể lớn chuối từ vài cây mẹ với đặc tính di truyền khá đồng đều, thời gian ra hoa sớm hơn so với trồng từ hạt hay củ.

Khả năng tái sinh từ chồi ngủ của chuối

3.1 Các loại chồi giâm của chuối

Theo dõi trong 1 năm ta thấy chuối có 2 loại chồi:

• Loại chồi con đuôi chiên

• Loại chồi có lá rộng

Loại chồi con đuôi chiên là đối tượng dễ trồng nhất. Nó được sinh ra từ tháng thứ 4, thứ 5 trở đi. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp chồi con sinh ra rất mạnh, loại chồi này nếu để lại tháng 8, tháng 9 trồng thì rất tốt. Loại chồi này có đường kính rất to, cây có dạng như đuôi con cá chiên nên gọi là chồi con đuôi chiên. Chồi này

sung sức, trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh, mau ra buồng và sản lượng cao.

Loại chồi con lá rộng là những chồi được sinh ra trong điều kiện không có cây mẹ hoặc cây mẹ yếu ớt. Chồi mọc lên không có cây mẹ hỗ trợ nên nó tạo thành bộ lá để có thể sống độc lập. Loại chồi này trồng lâu hồi sinh, tốc độ sinh trưởng chậm, năng suất thấp.

3.2 Kỹ thuật xử lý chồi

Chọn cây mẹ khỏe mạnh, chặt bỏ bớt thân giả sẽ kích thích chồi con phát triển. Cắt lấy chồi con đem trồng trong chậu đến khi cây non cứng cáp.

Kỹ thuật cắt chồi con và giâm vào chậu

3.3 Chăm sóc sau khi giâm chồi

Khi trồng cây chuối bằng chồi, chọn cây cao trung bình 0,6-1 m và đã có trên dưới 10 lá, tốt nhất lá ở dạng đuôi chiên, lá thật cũng đang sắp xòe ra (đan loa kèn). Cây con được gọt sạch rễ, cắt bớt lá trước khi trồng. Khi gọt rễ không làm sây sát thân ngầm. Cắt sạch các mầm trên rễ của cây con thì cây mau hồi sinh hơn. Đào hố trồng chuối

không cần to lắm, với đất phù sa chỉ cần hố có đường kính rộng hơn đường kính thân ngầm 10 cm về mọi phía là được. Ở vùng đất chặt, đất bí, đất bồi có thể đào hố rộng hơn, đường kính hố 0,5-1 m, sâu 0,4-0,5 m là được, đổ rác phân chuồng, mùn lót rồi xới đặt cây chuối lên. Mật độ trồng chuối 2000-25000 cây/ha, khoảng cách giữa các hàng là 2-3 m, giữa cây và cây là 1,5-2 m. Có thể trồng hàng kép hoặc hàng đơn.

II/ KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SAU NHÂN GIỐNG

Kỹ thuật chăm sóc cây con và cây trưởng thành sau nhân giống theo quy trình đã nhắc tại mục III và IV phần “ Nuôi trồng và chăm sóc”

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG IN VITRO

Nhân giống in vitro chuối giúp tạo lượng lớn cây con đồng nhất về mặt kiều hình. Hiện nay, đây là phương pháp phổ biến nhất để tạo lượng cây trồng thương phẩm trong nuôi trồng quy mô công nghiệp.

I/ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG IN VITRO

1. Phương pháp nhân giống từ mẫu đã hủy đỉnh sinh trưởng

Cây chuối trồng in vitro theo phương pháp hủy đỉnh sinh trưởng

1.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng:

Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng bằng phương thức hủy đỉnh. Cây chuối con 4 tháng tuổi được lấy ngoài đồng ruộng, củ chuối được cắt nhỏ gọn có chiều dài 25 cm, vỏ ngoài được tách chừa 5 lớp bên trong. Củ chuối được khử trùng bằng Na-hypochlorit, sau đó mẫu được lau sạch bằng bông có thấm nước cất vô trùng, mẫu được tách cẩn thận bằng dao mỏng và sắc, vỏ được tách cho đến 3 lớp vỏ cuối cùng thì ngưng tách, loại các bao lá, gọt sạch các chân lá, chừa lại vòm đỉnh sinh trưởng.

Củ chuối được khử trùng và được tách bóc vỏ

Nếu tách đỉnh sinh trưởng ra nuôi cấy riêng biệt thì chỉ được 1 chồi, nếu hủy đỉnh thì các chồi ở nách các bao mất ưu thế ngọn, phát sinh thành nhiều chồi. Kích thước mẫu được tách có đường kính 1-1,5cm, dày 0,7-1,3cm. Mẫu sau khi tách được cấy vào bình tam giác 300ml chứa môi trường MS bổ sung BA (5 ppm), IAA (0.5 ppm), tyrosin (100 ppm), nước dừa 15%. Sau khi cấy, mẫu được đặt trong phòng dưỡng cây có nhiệt độ 25-28 độ C, cường độ chiếu sáng 3000 lux, ẩm độ 70-80%, thời gian chiếu sáng 8 giờ/ngày. Sau 45 ngày chồi xuất hiện và vươn cao khoảng 3 cm, mỗi mẫu cấy bình quân phát sinh 5-8 chồi.

1.2 Tạo và nhân cụm chồi:

Các chồi tái sinh trên mẫu được tách riêng rẽ từng chồi một, mỗi chồi đơn lại được tách lá bao và hủy đỉnh, chồi đơn được cấy trong bình tam giác có chứa môi trường tạo chồi. Môi trường tạo chồi và điều kiện nuôi cấy giống như bước 1. Sau 30 ngày, từ 1

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w