Bệnh đốm lá chuối Sigatoka

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 54)

I/ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

1.Bệnh đốm lá chuối Sigatoka

Bệnh đốm lá chuối Sigatoka được phát hiện lần đầu tiên ở Java năm. Bệnh đã phát triển thành dịch ở khu vực Mỹ Latin, châu Phi, châu Á và các quốc gia đảo ở Thái Bình Dương; đặc biệt ở Fiji (1912), Australia (1924), Mỹ (1933), châu Phi (1938). Ngày nay, bệnh có mặt ở khắp vùng trồng chuối trên thế giới.

1.1 Triệu chứng bệnh

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ xanh vàng trên bề mặt lá, sau đó chuyển sang màu nâu, vết bệnh kéo dài, lan rộng, giữa có màu xám. Trên vết bệnh hình thành lớp nấm màu xám. Nhiều lớp bệnh liên kết với nhau làm lá bị khô từng mảng, chết sớm.

Hình thái cây chuối bị bệnh đốm lá chuối Sigatoka

1.2 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh đốm lá chuối Sigatoka là nấm Cercospora musae Zimm thuộc

nhóm nấm bất toàn. Bào tử phân sinh mọc thành cụm, màu nâu, bào tử phân sinh hình dùi trống thon dài hơi cong hoặc thẳng không màu, kích 20 – 80 x 2 – 6 µm. Giai đoạn hữu tính có quả thể hình bầu màu nâu đen nằm trong tử tọa có kích thước 51 – 86 x 35 – 77 µm trong có chứa 10 – 17 túi kích thước 38 – 11 µm. Bào tử túi gồm 2 tế bào không màu hình trụ hai đầu hơi tròn.

Nấm phát triển mạnh ở nhiệt độ và độ ẩm cao. Bào tử hình thành nhiều khi có sương đọng hoặc mưa nhẹ. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và hình thành bào tử là 25 –

280C, bào tử hình thành nhiều vào ban đêm. Sự nảy mầm của bào tử có thể xảy ra ở

nhiệt độ từ 8 – 350C với ẩm độ 75 – 85%. Bào tử túi đóng vai trò lớn trong sự lan

truyền của bệnh vì chúng có khả năng chống chịu tốt hơn so với bào tử phân sinh.

Bệnh phát sinh phát triển mạnh ở các vườn chuối chăm sóc không tốt, mật độ trồng cao. Ở nước ta bệnh phát triển mạnh từ tháng 7 đến tháng 10. Bào tử phân sinh theo gió, mưa, lan truyền, nảy mầm xâm nhập trực tiếp qua vết thương sây sát trên lá. Bệnh phá hại nặng trên các giống chuối tiêu. Chuối ta ít bị nhiễm bệnh.

1.3 Phòng trừ

Phòng trừ bệnh chủ yếu bằng biện pháp canh tác. Dọn sạch vườn chuối, chăm sóc tốt để chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi, định kỳ cắt bỏ lá già, lá bệnh, kết hợp với phun thuốc diệt nấm vào thời kỳ trước mùa mưa. Các thuốc Bordeaux, Oxyclorua đồng có hiệu quả trừ bệnh.

Để chống lại loại nấm Sigatoka, người ta đã phun cho chuối một loại thuốc BVTV, nhưng chi phí thuốc trừ nấm lại quá lớn, nên nhiều hộ nông dân, đặc biệt là cá thể đã không chịu nổi. Trong khi đó các trang trại trồng chuối không phun thuốc bị tổn thất từ 30-60%, thậm chí có nơi đến 80% năng suất. Hiện nay tại Panama, loại nấm này đang có nguy cơ phá hỏng chuối Cavendish, đặc biệt phá từ gốc phá ra, cho dù có phun tăng liều cũng không giải quyết được tận gốc. Giải pháp chống lại nấm cũng như các loại bệnh biến thể mới cho chuối đang được coi là vấn đề nóng bỏng ở các nước Mỹ Latin. Một trong số giải pháp tình thế mà Quỹ Nông nghiệp Hondurat (HARF) hiện đang đưa ra đó là việc tạo ra một giống chuối mới lai tạo chịu được sâu bệnh. Tuy nhiên, việc này gặp rất nhiều khó khăn vì chuối không sinh sản như người, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài và một khi lai tạo thành công hương vị chuối có thể giống như táo. Phương pháp chuyển các gene kháng đã được đề nghị. Tuy nhiên công nghệ nàytồn tạimột số hạn chế là nguy cơ lan truyền những genekháng sang các loại cây trồng khác (giả thuyết).

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 54)