Nhân giống Củ

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 67)

I/ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CỔ ĐIỂN

2. Nhân giống Củ

Chuối có thân ngầm thường gọi là củ chuối. Trên củ chuối có nhiều mầm ngủ tương đương với số lá. Những mầm này có thể thay thế cây mẹ và duy trì nòi giống của nó trong thời gian khá dài. Các mầm ngủ này trong điều kiện bình thường bị ức chế, không nảy mầm, phát triển thành cây con được, nhưng nếu sau khi chặt buồng thì các mầm ngủ này có thể phát triển thành cây con; khi cây con phát huy được vai trò độc lập, nó lại ức chế các mầm khác.

2.1 Ưu điểm Nhân chuối bằng củ

• Dễ vận chuyển so với vận chuyển bằng cây con (trồng từ chồi hay in

vitro).

• Con giống mọc từ thân ngầm tương đối đồng đều, cho nên trồng trọt dễ

chăm sóc và thu hoạch, đồng thời trong công tác nghiên cứu thí nghiệm, chúng ta có thể dễ dàng chọn cây giống đồng đều.

• Hệ số nhân giống tương đối cao, 1 củ khi bổ ra đem trồng có thể đạt từ 4

- 6 cây con.

2.2 Kỹ thuật xử lý củ chuối

• Bổ củ thành nhiều phần, mỗi phần phải chứa 1 mắt ngủ

• Xử lí bằng HgCl2 diệt vi khuẩn, đất bám trên củ, sau đó vớt ra để ráo.

• Ngâm chống mốc, sâu bọ trong thuốc Bordeaux 1% từ 1-5 phút, sau đó

vớt ra để ráo rồi đem giâm.

• Trước khi giâm, chấm tro vào các vết cắt cho mau khô, sớm hình thành 1

Củ chuối sau khi cắt bỏ thân giả và được bổ ra nhiều phần

2.3 Trồng/ giâm bằng củ

Có hai cách giâm củ a) Cách 1

Đào lỗ vài ngày truớc khi trồng, kích thuớc lỗ 0,6 x 0,6 x 0,6 m. Khi đào nên để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy. Phần đất mặt trộn chung với 10 kg phân chuồng với 200 g NPK 16-16-8. Nếu không có phân chuồng thì dùng 400g phân NPK. Cho phân vào lỗ, lắp đất lại, nén chặt, đặt chuối vào. Lớp đất đáy phủ lên trên củ chuối một lớp dày khoảng 10 cm, không nén chặt. Chọn đất thịt pha cát, khả năng giữ nước thoát nước đều khá. Chú ý là chừa một vài cm để có phận rác mục bỏ vào cho chuối ấm gốc thì tốt hơn.

b) Cách 2

Cách này áp dụng cho những nơi có nhiều đất sét. Phuơng pháp bón phân, đào lỗ không thay đổi. Sau khi bỏ phân đất mặt, đã trộn phân rồi cho xuống lỗ, dậm cho dẻ, đặt củ chuối xuống, lắp phần đất đáy lên, nhớ là không nên lấy hết củ chuối mà chỉ lấp xuống 2/3 củ mà thôi, và nên lấy dao cắt xiên củ chuối để tránh nước mưa, chim, chuột, côn trùng đậu trên củ. Khoảng cách giữa hai cây này là 3x3 m. Trường hợp đất tốt thì 2,5x2.5 m.

2.4 Chăm sóc sau khi giâm củ

Sau khi giâm củ phải tưới giữ ẩm thường xuyên. Chú ý tránh tưới nhiều nước ướt sũng làm củ dễ bị thối. Sau khi mầm chuối đã mọc từ 15-20 ngày, tưới thúc bằng nước tiểu pha loãng. Sau đó cứ 10 ngày tưới thúc 1 lần, lượng phân tăng dần khi cây được 10 lá thật, lúc này có thể tách cây con đem trồng được. Khi nào chuối bắt đầu lớn nên tỉa cây

con cho đủ sức, không nên để bụi chuối nhảy rộng quá 1m2.

Cây chuối nhân trồng từ củ

Thời gian giâm củ cho đến khi cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng có thể kéo dài tử 4-5 tháng. Thời vụ trồng tốt nhất là đầu mùa mưa vì thời gian này chuối gặp nước dễ bén rễ mà không sợ chết vì nóng quá.

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 67)