III/ CHĂM SÓC SAU NHÂN GIỐNG CHUỐI IN VITRO
1. Nhân cây trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ tự nhiên:
Trước khi chuyển ra môi trường bình thường, chồi con được tách ra riêng rẽ, cấy trên môi trường tái sinh. Môi trường tái sinh là môi trường MS, có bổ sung NAA (0.1 ppm),
và than hoạt tính (1 g/l). Trong giai đoạn này cây chuối con trong bình tam giác được đặt trong điều kiện bình thường có nhiệt độ thấp, thoáng mát, ẩm độ cao, ánh sáng khuếch tán… nhằm mục đích thuần hóa dần dần cây chuối in vitro. Sau 30 ngày, cây con có thân lá phát triển mạnh mẽ chuẩn bị được đưa ra luống ươm. Sau khi nuôi cấy, cây chuối con thường có chiều cao thân cây 4-5cm, trọng lượng tươi dưới 1 g, đường kính cổ rễ khoảng 2-3 cm, lá dài 4.5-6 cm, thường có 4-6 sợi rễ mảnh dài 5-7 cm
Cây chuối con nuôi cấy mô 1 và 3 tháng tuổi
A,D cây 3 tháng tuồi - B,C: cây 1 tháng tuồi 2. Thuần hóa ( ươm trên bột dừa):
Cây chuối con cấy mô được chuyển ra và cấy trên luống ươm, có cơ chất là xơ dừa. Đây là giai đoạn trung gian giữa phòng thí nghiệm và đưa cây ra điều kiện tự nhiên. Cây con được giữ ẩm và phun chất kích thích ra rễ. Sau 15-20 ngày, cây con ra rễ, phát triển thân lá khỏe mạnh, cao 5-7 cm.
Cây chuối vừa lấy khỏi bình và trồng vào vườn ươm
3. Chăm sóc trên vườn ươm:
Cây con luống ươm được cấy chuyển ra trồng trên luống đất có trộn với đất khử trùng, được xử lí phòng bệnh, và phun dinh dưỡng bằng dung dịch NPK (20-20-20) loãng, 2 lần/tuần. Sau 20 ngày cây con đạt kích thước 15-20 cm, chuẩn bị chuyển đến các nông trường trồng chuối.
Cây chuối con 2 tháng tuổi tại vườn ươm
4. Cây bầu đất:
Cây chuối luống đất được chuyển đến các nông trường trồng chuối bằng xe, di chuyển trong ngày. Cây con được cấy vào bầu đất có chứa phân hữu cơ với đất theo tỉ lệ 1:5.
Cây con được phun dinh dưỡng urea 5 g/l, 2 lần/tuần, phun phòng bệnh, ánh sáng có cường độ mạnh, được tưới nước giữ ẩm. Sau 45 ngày, cây con bầu đất cao 25-30 cm chuẩn bị đưa ra ruộng. Các cây biến dị bị loại bỏ.
Cây chuối trồng bầu được 10 ngày
Cây chuối cấy mô giai đoạn cuối trong vườn ươm chuẩn bị mang trồng ra ruộng
Cây con cấy mô được trồng trên đồng ruộng, kĩ thuật nông học áp dụng giống như trồng cây từ củ. Thời gian ban đầu cây cấy mô cần nhiều nước hơn cây trồng từ củ. Thời gian trồng cây cấy mô thường bắt đầu vào mùa mưa. Thời gian sinh trưởng giống như cây trồng từ củ. Thời gian sinh trưởng giống như cây trồng từ củ. Sau 9-11 tháng cây ra buồng chuối.
Cây chuối từ nuôi cấy mô trồng ngoài đồng
6. Chọn cây đầu dòng
Sau vụ đầu thu hoạch, cây chuối được chọn đầu dòng. Chọn những cây đạt tiêu chuẩn sinh trưởng phát triển nhanh, kháng bệnh tốt, năng suấtt buồng chuối cao, cho nhiều nãi, tiêu chuẩn và qui cách trái và nãi đạt yêu cầu xuất khẩu. Cây con khỏe mạnh được tách ra trồng riêng biệt theo từng khu và được đưa cấy ngược vào in vitro và nhân nhanh đầu dòng.
Vườn chuối già lùn từ cây cấy mô
KẾT LUẬN
Chuối đang là một trong những cây trồng phổ biến trên thế giới. Dễ trồng quy mô công nghiệp, năng suất cao và thị trường tiêu thụ trong lớn làm cho việc trồng chuối trở thành một giải pháp giúp xóa nghèo cho nông dân.
Tuy nhiên, cây chuối, nhất là các loại chuối cao sản có nhu cầu chăm sóc (cắt tỉa, bón phân, … ) cao và rất dễ bệnh. Cần lưu tâm đến các vấn đề môi trường khi tưới bón phân vì đồn điền chuối sẽ tiêu thụ một lượng phân và nước lớn, gây ảnh hưởng tới các vùng xung quanh. Vì thế việc tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng là vô cùng cần thiết. Đồng thời, việc nhân cung nguồn giống chuối có chất lượng đồng đều, sạch bệnh bằng các kỹ thuật nhân giống in vitro hiện đại đang là nhu cầu bức thiết của người trồng chuối. Do vậy cần tích cực mở rộng các nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro sao cho tăng hệ số nhân giống, giải quyết được các vấn đề thoái hóa giống, sức sống của cây con trong nhân giống in vitro.
Song song việc nhân trồng, sự lai tạo giống chuối mới sạch bệnh hay phục hưng các giống cao sản nội địa là điều cần thiết. Ngoài ra, cần thêm những nghiên cứu cải thiện hình dáng (trái, vỏ,…), chất lượng trái (tăng lượng khoáng chất, tinh bột, ….), hương vị trái,… hay kỹ thuật chế biến chuối quy mô công nghiệp để giai tăng thời gian bảo quản. Trong trường hợp cải thiện năng suất và độ khánh sâu bệnh của các giống cao sản như chuối hồng ngự, chuối ba tiêu,… để trồng quy mô công nghiệp, hay nghiên cứu được các quy trình xữ lý trái chuối sau thu hoạch sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh to lớn trên thị trường quốc tế, nhất là các thị trường khó tinh như Nhật Bản, EU,… sẽ đem lại nguồn ngoại tệ dồi dào và kích thích công ăn việc làm trong nước thông qua các đồn điền chuối.
Mong bài viết này giúp cung cấp lượng kiến thức tương đối về các quy trình kỹ thuật hữu ích trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối.