GIÁ TRỊ KINH TẾ KINH DOANH CHUỐI

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 33)

Trong kinh doanh, "chuối" là từ thường được dùng để chỉ các loại quả chuối mềm và

ngọt. Những giống cây trồng có quả chắc hơn được gọi “chuối lá”. Có hai loại chuối cơ

bản: các dạng chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín, còn các loại chuối

nấu được nấu khi còn màu xanh.

1. Sản xuất chuối trên thế giới

Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả của toàn cầu. Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế giới. Đánh giá của FAO, tổng kim ngạch xuất khẩu chuối đạt 15,9 triệu tấn vào năm 2004. Cùng với gạo, lúa mì, ngũ cốc, chuối cũng là một trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, xuất khẩu chuối của một số nước sản xuất chính như Ấn Độ, Braxin lại không cao. Trên thực tế thì chỉ có 1/5 số lượng chuối sản xuất ra được dùng để xuất khẩu.

Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều việc làm và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩu chuối chính trên thế giới, cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và Caribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi. Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả thế giới đạt được trên 4,7 tỷ một năm đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước. Sự biến động về nguồn cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tác động lớn tới thu nhập của người lao động trực tiếp trong ngành này, từ những hộ gia đình trồng chuối cho đến những công nhân làm ở những đồn điền lớn. Không những thế, ngành chuối còn có tác động lớn tới cả những người làm trong ngành công nghiệp thứ 2 và thứ 3.

Khâu xử lý chuối theo quy mô công nghiệp

Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ở những nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển. Vào năm 2004, tổng cộng có 130 nước xuất khẩu chuối. Tuy nhiên, về việc sản xuất cũng như xuất nhập khẩu chuối thường là tập trung vào một số nước nhất định. 10 nước sản xuất chính chiếm tới 75% sản lượng chuối thế giới vào năm 2004. Trong đó thì Ấn Độ, Ecuador, Braxin và Trung Quốc chiếm một nửa của toàn thế giới. Điều này càng ngày càng tăng lên cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên toàn thế giới.Nếu như những năm 1980, các nước Mỹ La Tinh và khu vực Caribbean là khu vực sản xuất chuối chính của thế giới thì đến những năm 1990, khu vực Châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là châu Phi.

Biểu đồ cơ cấu sản xuất chuối trên thế giới

2. Xuất - nhập khẩu chuối trên thế giới2.1 Xuất khẩu chuối 2.1 Xuất khẩu chuối

Xuật khẩu chuối trên thế giới chủ yếu là tập trung vào các nước đang phát triển. Riêng Mỹ La tinh và khu vực Caribbean đã chiếm 70% lượng xuẩt khẩu chuối năm 2004. Bốn nước xuất khẩu chuối nhiều nhất thế giới vào năm 2004 là Ecuador, Costa Rica, Philippines, Colombia đã chiếm tới 63% xuất khẩu chuối trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng Ecuador đã chiếm 30%. Trong những năm 90, xuất khẩu chuối từ Mỹ La tinh và khu vực Caribbean giảm nhẹ và xuất khẩu từ khu vực Châu Á tăng lên.

20 quốc gia sản xuất chuối đứng đầu thế giới – 2007 (triệu tấn)

Toàn thế giới 72,5

Ấn Độ 21,77 Burundi 1,60

Trung Quốc 8,04 Guatemala 1,57

Philippines 7,48 Việt Nam 1,36

Brazil 7,10 Kenya 1,19

Ecuador 6,00 Bangladesh 1,00

Indonesia 5,46 Honduras 0,91

Costa Rica 2,08 Papua New Guinea 0,87

Thái Lan 2,00 Cameroon 0,86

Mexico 1,96 Uganda 0,62

Nguồn: Food and Agriculture Organization of the United Nations

Giữa kim ngạch xuất khẩu chuối và thu nhập đầu người của một số nước xuất khẩu chuối lớn cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Với những nước xuất khẩu chuối chính như Ecuado và Costa Rica, kim ngạch xuất khẩu chuối chiếm 16,7% và 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Tại những nước quần đảo Windward như Saint Lucia, St. Vincent và Grenadines, Dominica và Grenada, mức độ phụ thuộc còn lớn hơn (ví dụ ở Saint Lucia, xuất khẩu chuối chiếm đến 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu).

2.2 Nhập khẩu chuối

EU, Mỹ và Nhật, chiếm 67% nhập khẩu trên toàn thế giới năm 2004. Mặc dù sự tập trung về mặt địa lý vẫn khá cao nhưng xu hướng đa dạng hóa ngày càng tăng, đặc biệt là vào những năm 1990, khi có sự xuất hiện của một số nước nhập khẩu mới. Điều này cho thấy nhập khẩu chuối ngày càng lớn của một số thị trường mới nổi như Liên bang Nga, Trung Quốc, Đông Âu. Trong khi đó mức nhập khẩu của khu vực EU vẫn tương đối ổn định.

Biểu đồ cơ cấu nhập khẩu chuối trên thế giới (giai đoạn 2000 – 2004)

3. Tình hình sản xuất chuối tại Việt Nam

Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loại chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến vua.

Các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng như chuối tiêu, chuối lá, chuối xiêm và chuối ngự… được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua, quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhưng diện tích và sản lượng không cao. Chuối tiêu, chuối gòng có sản lượng lớn hơn, hương vị tuy không ngon bằng nhưng chất lượng đang ngày càng được cải tiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipine, Đài Loan vào thị trường châu Âu, Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai, Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển cây chuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối.

Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau

có diện tích từ 3000 ha đến gần 8000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ…chưa đạt đến 3000 ha.

Nông trại chuối tại Đồng Nai

Hiện tại, một số tỉnh miền Bắc như Hưng Yên, Nam Đinh đang rất quan tâm vấn đề khôi phục lại các giống chuối quý của địa phương là chuối tiêu hồng, chuối ngự.... và nghiên cứu các mô hình nhân rộng diện tích trồng các giống này.

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 33)