Bệnh cháy lá chuối

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 57)

I/ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

3. Bệnh cháy lá chuối

Bệnh còn được gọi là đốm đen, đã được quan sát đầu tiên ở Jamaica (1913). Sau này bệnh phá hại nặng ở các nước thuộc Trung Mỹ, châu Phi, châu Á. Ở Việt Nam, bệnh hại phổ biến ở khắp nơi, tỷ lệ bệnh có nơi đến 90%.

3.1 Triệu chứng và nguyên nhân

Vết bệnh đầu tiên là các vết đốm đen dọc theo mép lá và đỉnh lá có kích thước 1 – 2 mm, sau vết đốm lan rộng và kéo dài làm lá bị cháy. Vết bệnh khô có màu nâu. Bệnh nặng khi các vết bệnh liên kết với nhau và kết hợp gây hại với một số loại nấm khác như Cercospora musae và Cordana musae. Lá bị bệnh ngừng phát triển biến vàng và chết nhanh chóng. Vết bệnh trên quả là các chấm nhỏ màu đen. Bào tử nấm nảy mầm sau một giờ trong điều kiện ẩm độ cao. Bào tử phân sinh có kích thước 35 – 70 x 13 – 25 µm màu nâu đậm, có từ 3 – 13 ngăn ngang và hơi nhọn ở đỉnh, thẳng hoặc hơi cong. Bào tử sau khi nảy mầm xâm nhập vào tế bào lá qua khí khổng.

Nấm gây hại chủ yếu trên các lá già và lá bánh tẻ, lá non ít bị hại. Bệnh hại nặng vào mùa mưa. Bào tử phát tán nhờ gió, mưa. Ở nước ta, bệnh phát triển mạnh từ tháng 5 đến tháng 10. Nguồn bệnh tồn tại trên các lá già nhiễm bệnh. Bệnh hại nặng trên các giống chuối tiêu, chuối tây nhiễm nhẹ hơn.

3.2 Phòng trừ

Chủ yếu bằng biện pháp canh tác. Chăm sóc tốt vườn chuối, cắt bỏ lá già, lá bệnh. Phun các loại thuốc trừ nâm như Bordeaux 1%, Oxyclorua đồng 1% vào giai đoạn trước mùa mưa để hạn chế nguồn bệnh. Tỉa chồi hợp lý, đảm bảo độ thông thoáng cho vườn chuối.

Một phần của tài liệu quy trình kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng cây chuối (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w