1. Bù lạch (Chysanoptera thripidae)
Bù lạch tập trung vào lá mo để chích rút trái non. Trái bị nổi sần ghẻ, có màu nâu đen, mất thẩm mỹ. Dùng Sherba 25 EC hoặc Decis tiêm vào bắp mới nhú ra 2/3.
2. Sâu cuốn lá (Brionette threx)
Sâu con nở ra làm lá cuốn lại, lá bị héo, thường xảy ra vào mùa nắng. Cách tốt nhất là ngắt bỏ những lá bị sâu cuốn, vì ít diệt được sâu bên trong lá.
3. Sùng đục củ (Soemope Lites sovididus)
Thành trùng là mọt soemope lites sovididus (họ Vòi Voi Cureulionidea), ấu trùng là
con sung màu trắng, đục vào bên trong củ chuối thành các đường ngầm bên trong. Nấm hoại sinh sẽ theo vào và tiếp tục gây hại làm thối củ. Cây chuối ọc yếu, đọt nhỏ, lá héo rũ sớm, quả nhỏ, trái lép.
Để phòng trị: Trước khi trồng chuối, cần khử trùng đất thật kỹ, đất vườn tạp nên dọn sạch rơm rạ mục, lá cây thối, vệ sinh thật kỹ đất và cây giống. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc hạt Furadan 3C hay Basubin 5H vãi vùi sâu vào gần gốc chuối.
4. Tuyến trùng rễ (Radopholus similis)
Tuyến trùng đục đầu rễ làm rễ có màu đen hay đỏ tạo vết u khiến rễ ngắn, nhỏ. Tuyến trùng làm cho rễ không hút được dinh dưỡng từ đất lên khiến chuối sinh trưởng kém, quầy nhỏ, trái nhỏ, lép.
Để phòng trị cần loại bỏ các cây con bị nhiễm bệnh, cày phơi đất 6 tháng trước khi trồng, tránh trồng luân canh, xen canh với các cây dễ nhiễm như cam, quýt… thuộc họ Rutacea. Xử lý đất bằng Furadan 3C hay Basudin 10H, với liều lượng 30 kg/ha cứ 3 – 6 tháng thì xử lý đất một lần.
5. Tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne incognita)
Các nốt rễ xuất hiện ở phần non, đầu rễ sung to, thường xuất hiện trong các vường cũ, ít được chăm sóc.
NHÂN GIỐNG CỔ ĐIỂN
Gieo hạt, gây con chuối cấp tốc bằng cách vun cao gốc cắt các mắt ở trên củ, bằng chồi, bằng củ…