Tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt là điều kiện quan trọng để hình phạt được tuyên có khả năng đạt được các mục đích ở mức cao nhất.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)

Nhƣ đã nghiên cứu, quyết định hình phạt đúng là cơ sở để đạt đƣợc các mục đích của hình phạt. Điều đó cho thấy việc quyết định hình phạt không phải đƣợc thực hiện một cách ngẫu nhiên cũng có thể đạt đƣợc các mục đích của hình phạt mà nó phải đƣợc dựa trên cơ sở tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt đã đƣợc BLHS quy định. Với vị trí là cơ sở pháp lý của hoạt động quyết định hình phạt, sự tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định hình phạt có khả năng đạt đƣợc các mục đích của hình phạt hay không. Nếu sự tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt không đƣợc đảm bảo thì tất yếu sẽ dẫn đến hình phạt đƣợc quyết định không tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân ngƣời phạm tội. Hình phạt đó cũng không thể phát huy đƣợc tác dụng trong giáo dục ngƣời phạm tội, trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nhƣ vậy, hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời bị kết án đã không đạt đƣợc các mục đích trong thực tiễn. Với những lý do đó, theo chúng tôi, suy cho cùng, tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt không chỉ đảm bảo cho hình phạt đƣợc quyết định đúng mà quan trọng hơn còn là điều kiện quyết định để đạt đƣợc các mục đích của hình phạt ở mức cao nhất.

1.2.2. Khái niệm căn cứ quyết định hình phạt.

Theo từ điển Tiếng Việt, căn cứ đƣợc hiểu là “cái làm chỗ dựa, làm cơ sở để lập luận hoặc hành động” 31, tr.118. Vậy, căn cứ quyết định hình

phạt là gì? Vấn đề này từ trƣớc đến nay chƣa đƣợc giáo trình Luật hình sự của các cơ sở chuyên đào tạo luật đề cập tới. Đồng thời, trong BLHS cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật đều chƣa có định nghĩa về căn cứ quyết định hình phạt mà chỉ quy định về nội dung của căn cứ quyết định hình phạt. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý đã có một số tác giả đƣa ra định nghĩa về căn cứ quyết định hình phạt trong các công trình nghiên cứu riêng của mình. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc phân tích, so sánh, đối chiếu để đƣa ra một định nghĩa khoa học, có giá trị pháp lý cao về căn cứ quyết định hình phạt.

Tác giả Lê Cảm đã định nghĩa: “Những căn cứ quyết định hình phạt là toàn bộ những yêu cầu có tính chất bắt buộc do luật định mà Toà án phải nghiêm chỉnh tuân thủ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội” 35, tr.24.

Tác giả Võ Khánh Vinh thì định nghĩa “Các căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi cơ bản có tính nguyên tắc do luật hình sự quy định hoặc do giải thích luật mà có, buộc Toà án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với người thực hiện tội phạm” 32, tr.237. Đây cũng là định nghĩa đƣợc tác giả Lê Văn Đệ sử dụng với ý nghĩa tƣơng đồng 24, tr.168.

Tác giả Đinh Văn Quế trong các tác phẩm của mình cũng định nghĩa : “Căn cứ quyết định hình phạt là những yêu cầu cơ bản (là chỗ dựa) buộc Toà án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với tội phạm” 27, tr.225.

Các định nghĩa này, nhìn chung đều đã chỉ ra đƣợc bản chất của căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi, yêu cầu có tính bắt buộc Toà án phải tuân theo khi quyết định hình phạt. Song, theo quan điểm của chúng tôi, các định nghĩa trên đây về căn cứ quyết định hình phạt còn một số vấn đề cần đƣợc làm sáng tỏ hơn:

Thứ nhất: Căn cứ quyết định hình phạt chỉ đƣợc sử dụng để quyết định hình phạt khi ngƣời phạm tội bị kết án và phải chịu trách nhiệm hình sự về

hành vi phạm tội của mình. Vì vậy, các khái niệm “ngƣời thực hiện tội phạm”, “tội phạm”, “ngƣời phạm tội” trong các định nghĩa trên cần đƣợc thay bằng khái niệm “ngƣời phạm tội bị kết án” để đảm bảo tính thống nhất và chính xác về mặt pháp lý.

Thứ hai: Tác giả Võ Khánh Vinh và tác giả Lê Văn Đệ cùng cho rằng “các căn cứ quyết định hình phạt... do giải thích pháp luật mà có” chỉ có thể phù hợp trong giai đoạn mà chúng ta chƣa có BLHS hoàn chỉnh. Còn hiện nay, căn cứ quyết định hình phạt là cơ sở pháp lý của việc quyết định hình phạt thì bắt buộc phải đƣợc quy định cụ thể trong BLHS chứ không thể do giải thích mà có. Căn cứ quyết định hình phạt là gốc mà dựa vào đó có thể giải thích cho những vấn đề khác có liên quan chứ không thể thông qua giải thích luật để tạo ra các căn cứ quyết định hình phạt. Từ khi có BLHS năm 1985, chúng ta đã chính thức loại bỏ việc áp dụng nguyên tắc tƣơng tự pháp luật. Vì vậy, căn cứ quyết định hình phạt do giải thích mà có sẽ dẫn đến việc tuỳ tiện, không đảm bảo đƣợc tính thống nhất trong nhận thức và áp dụng căn cứ quyết định hình phạt.

Thứ ba: Các định nghĩa trên tuy đều khẳng định căn cứ quyết định hình phạt là những yêu cầu, đòi hỏi có tính bắt buộc Toà án phải tuân thủ khi quyết định hình phạt nhƣng chƣa chỉ ra đƣợc tính bắt buộc để làm gì? Nếu chỉ đơn thuần buộc Hội đồng xét xử phải dựa vào một cách máy móc, dập khuôn để quyết định hình phạt đối với ngƣời phạm tội thì vô hình chung đã không đánh giá đúng ý nghĩa pháp lý và mục đích của việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt, một hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật đặc biệt của Hội đồng xét xử trong quá trình xét xử vụ án hình sự.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các định nghĩa này và kết quả nghiên cứu về các đặc điểm của căn cứ quyết định hình phạt, có thể đƣa ra khái niệm về căn cứ quyết định hình phạt nhƣ sau:

quan, do Bộ luật hình sự quy định mà Hội đồng xét xử bắt buộc phải tuân thủ để không chỉ đảm bảo cho hình phạt được quyết định một cách khách quan, đúng pháp luật mà còn nhằm đạt được các mục đích của hình phạt ở mức cao nhất khi áp dụng đối với người phạm tội bị kết án.

1.2.3. Ý nghĩa của căn cứ quyết định hình phạt.

Dựa vào các đặc điểm và khái niệm nêu trên, có thể thấy căn cứ quyết định hình phạt có những ý nghĩa quan trọng sau:

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)