c, Việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích của hình phạt.
2.1.2. Từ năm 1985 đến trước khi pháp điển hoá BLHS năm 1999.
Với sự ra đời của BLHS năm 1985, lần đầu tiên, các căn cứ quyết định hình phạt đã đƣợc chính thức quy định Điều 37 với tiêu đề: “Nguyên tắc quyết định hình phạt” 1, tr.27. Theo quy định của Điều luật, khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào: các quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân ngƣời phạm tội
và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự. Có thể nói, nội dung của Điều 37 chính là sự kế thừa trên cơ sở hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về căn cứ quyết định hình phạt từ năm 1945 đến giai đoạn này. Việc quy định căn cứ quyết định hình phạt trong BLHS sẽ đảm bảo cho quyết định hình phạt đƣợc thực hiện một cách chính xác và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, qua so sánh giữa nội dung với tiêu đề của Điều 37 BLHS năm 1985 cho thấy việc nhà làm luật đồng nhất giữa “nguyên tắc quyết định hình phạt” với “căn cứ quyết định hình phạt” là chƣa thực sự khoa học và chƣa chính xác.
Luật hình sự Việt Nam có một hệ thống các nguyên tắc chung để chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Vì vậy, là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, quyết định hình phạt nhất định phải chịu sự tác động, chi phối bởi các nguyên tắc chung của luật hình sự. Tuy nhiên, để quyết định hình phạt một cách chính xác đối với ngƣời phạm tội bị kết án, các nguyên tắc chung của luật hình sự phải đƣợc cụ thể hoá thành các nguyên tắc riêng để chỉ đạo hoạt động quyết định hình phạt. Các nguyên tắc này có tính chi tiết hơn các nguyên tắc chung của luật hình sự và có tính đặc thù riêng cho hoạt động quyết định hình phạt. Căn cứ vào khái niệm về các nguyên tắc của luật hình sự 21, tr.64, có thể đƣa ra khái niệm:
Nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo đặc thù trong hoạt động áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự của Toà án (Hội đồng xét xử) nhằm đảm bảo cho hình phạt được quyết định một cách đúng đắn đối với người phạm tội bị kết án.
Khái niệm này đã cho thấy nguyên tắc quyết định hình phạt và căn cứ quyết định hình phạt là hai khái niệm khác nhau. Nguyên tắc quyết định hình phạt là những tƣ tƣởng chỉ đạo đặc thù, buộc Toà án phải tuân theo khi áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào quyết định hình phạt. Mặc dù không đƣợc quy định cụ thể trong luật, nhƣng thông qua nội dung của các
quy phạm pháp luật hình sự, có thể chỉ ra các nguyên tắc quyết định hình phạt hiện nay gồm: nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc cá thể hoá hình phạt. Còn căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi cụ thể do BLHS quy định, buộc Toà án phải dựa vào khi quyết định hình phạt là: Quy định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân ngƣời phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Nguyên tắc quyết định hình phạt và căn cứ quyết định hình phạt tuy đều tồn tại khách quan, nhƣng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng với nhau. Có thể nói đó là mối quan hệ giữa cái chung (nguyên tắc quyết định hình phạt) và cái riêng (căn cứ quyết định hình phạt). Nguyên tắc quyết định hình phạt là những tƣ tƣởng xuất phát của các căn cứ quyết định hình phạt. Nói cách khác, các căn cứ quyết định hình phạt chính là những biểu hiện cụ thể của các nguyên tắc quyết định hình phạt. Việc tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các căn cứ do BLHS quy định trong quá trình quyết định hình phạt chính là tôn trọng và thực hiện trên thực tế các nguyên tắc quyết định hình phạt. Nhƣ vậy, thông qua các căn cứ quyết định hình phạt, các nguyên tắc quyết định hình phạt thể hiện đƣợc sự tồn tại của mình. Ngƣợc lại, các căn cứ quyết định hình phạt không thể tồn tại một cách hoàn toàn độc lập mà phải trong mối liên hệ với các nguyên tắc quyết định hình phạt. Tức là, các căn cứ quyết định hình phạt luôn chịu sự chi phối, tác động của các nguyên tắc quyết định hình phạt. Các căn cứ quyết định hình phạt dù đƣợc cụ thể hoá và vận dụng nhƣ thế nào đi chăng nữa thì cũng không đƣợc trái và đi ra ngoài phạm vi của các nguyên tắc quyết định hình phạt. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, Toà án không chỉ dựa vào các căn cứ quyết định hình phạt mà còn phải tuân thủ những tƣ tƣởng chỉ đạo của các nguyên tắc quyết định hình phạt. Có nhƣ vậy mới đảm bảo cho hoạt động quyết định hình phạt là đúng đắn và hợp pháp.
khái niệm “nguyên tắc quyết định hình phạt” với khái niệm “căn cứ quyết định hình phạt”. Việc nhà làm luật sửa tiêu đề của Điều 37 BLHS năm 1985 thành “Căn cứ quyết định hình phạt” tại Điều 45 BLHS năm 1999 cho phù hợp với nội dung của điều luật không những đã chứng minh cho khẳng định trên mà còn thể hiện rõ trình độ phát triển của khoa học pháp lý hình sự.