Cân nhắc nhân thân người phạm tội.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64)

c, Việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích của hình phạt.

2.2.3. Cân nhắc nhân thân người phạm tội.

Theo khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm, do con ngƣời cụ thể (có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS) thực hiện một cách có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Nhƣ vậy, nói đến nhân thân ngƣời phạm tội trong lĩnh vực luật hình sự là nói đến nhân thân của chính con ngƣời cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Con ngƣời là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên trong mỗi con ngƣời luôn tồn tại sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Theo đó, nhân thân ngƣời phạm tội bao gồm trong nó tổng hợp các đặc điểm của cá nhân về mặt sinh học, mặt xã hội, nói lên tính chất của con ngƣời đã thực hiện tội phạm. Con ngƣời khi đƣợc sinh ra không sẵn chứa trong mình khả năng trở thành tội phạm mà khả năng đó chỉ trở thành hiện thực dƣới tác động tiêu cực của nhiều yếu tố trong quá trình con ngƣời tự hoàn thiện về mặt sinh học, tâm lý, nhân sinh quan... Quá trình đó cho thấy nhân thân ngƣời phạm tội là phạm trù có tính lịch sử vì “những đặc điểm về nhân cách của người phạm tội không phải được tiềm ẩn ở con người đó ngay từ khi mới sinh ra, mà chúng được hình thành dưới sự ảnh hưởng, tác động của môi trường không thuận lợi bên ngoài” 52, tr.50 trong quá trình trƣởng thành của con ngƣời. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận của Mác về bản chất của con ngƣời: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội” 18, tr.257.

Trong khoa học pháp lý hình sự, dựa trên kết luận của Mác đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân thân ngƣời phạm tội dƣới các góc độ khác nhau. Riêng trong lĩnh vực luật hình sự, các đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội là những cơ sở quan trọng đối với hoạt động quyết định hình phạt. Tổng hợp những khái niệm đó 36, tr.7-8 và những vấn đề đã trình bày trên đây, dƣới góc độ luật hình sự có thể hiểu khái niệm nhân thân ngƣời phạm tội nhƣ sau:

Nhân thân người phạm tội là một phạm trù lịch sử, bao gồm tổng hợp các đặc điểm về xã hội, tâm lý, đạo đức, sinh học, nói lên tính chất của con người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị quy định trong Bộ luật hình sự là tội phạm. Các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.

Các đặc điểm cá nhân thể hiện tính chất của con ngƣời ở chừng mực nhất định sẽ có ảnh hƣởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội vì giữa hành vi phạm tội với con ngƣời thực hiện hành vi đó luôn có quan hệ không tách rời nhau. Chính vì vậy, nghiên cứu về nhân thân ngƣời phạm tội sẽ cho chúng ta biết đƣợc những đặc điểm tốt, những đặc điểm xấu, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hình thành nhân cách của ngƣời phạm tội để qua đó góp phần đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng nhƣ khả năng giáo dục, cải tạo họ. Giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội là mục đích cuối cùng, cao nhất của hình phạt. Đây là ƣu điểm của căn cứ thứ ba này so với căn cứ nhứ nhất và căn cứ thứ hai của Điều 45 BLHS năm 1999 vì trên cơ sở hai căn cứ đầu tiên, việc cân nhắc nhân thân ngƣời phạm tội sẽ giúp cho Hội đồng xét xử không chỉ quyết định hình phạt tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà hình phạt đó còn phù hợp với khả năng giáo dục, cải tạo của ngƣời phạm tội. Chỉ có nhƣ vậy mới giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của ngƣời phạm tội, đảm bảo cho việc cá thể hoá

hình phạt một cách chính xác nhằm đạt đƣợc tốt nhất các mục đích của hình phạt. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao nhà làm luật lại lấy “nhân thân ngƣời phạm tội” làm căn cứ thứ ba của quyết định hình phạt và quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999. Với quy định đó, việc tuân thủ căn cứ này trong quá trình xét xử các vụ án hình sự là đòi hỏi mang tính bắt buộc đối với Hội đồng xét xử khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên, đây không chỉ là đòi hỏi riêng đối với Toà án mà ngay cả đối với các cơ quan tiến hành tố tụng khác cũng vậy. Để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, căn cứ vào các quy định của BLTTHS năm 2003, các cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát phải có nhiệm vụ thu thập, chứng minh đầy đủ, đúng đắn các đặc điểm thuộc về nhân ngƣời phạm tội và phản ánh cụ thể trong hồ sơ điều tra và trong bản cáo trạng. Thực hiện tốt nhiệm vụ này không chỉ đảm bảo tính đúng đắn trong hoạt động của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng mà còn giúp cho Hội đồng xét xử có cơ sở, điều kiện để cân nhắc đúng nhân thân ngƣời phạm tội trong quá trình quyết định hình phạt.

Với vị trí là một căn cứ có tính độc lập, việc cân nhắc nhân thân ngƣời phạm tội khi quyết định hình phạt phải quán triệt các yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Các đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội theo quy định của BLHS là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt hoặc đã đƣợc xác định là tình tiết giảm nhẹ TNHS hay tình tiết tăng nặng TNHS thì không đƣợc sử dụng một lẫn nữa để cân nhắc nhân thân ngƣời phạm tội khi quyết định hình phạt. Cân nhắc nhân thân ngƣời phạm tội là một trong những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Nhƣng không vì thế mà việc quyết định hình phạt lại không phản ánh đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khi một đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội đã là tình tiết định tội, hoặc tình tiết định khung hình phạt, hoặc tình tiết giảm nhẹ TNHS, hoặc tình tiết tăng nặng TNHS lại đƣợc sử dụng để cân nhắc nhân thân ngƣời phạm tội sẽ làm cho

việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không chính xác và thể hiện rõ sự thiếu công bằng.

Thứ hai: Chỉ những đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội có liên quan trực tiếp đến tội phạm đƣợc thực hiện mà việc cân nhắc những đặc điểm đó nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của ngƣời phạm tội và tạo khả năng cao nhất để có thể đạt đƣợc mục đích giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội khi áp dụng hình phạt đối với họ. Theo đó, những đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội sau đây sẽ đƣợc cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với ngƣời phạm tội bị kết án:

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội luôn gắn liền với con ngƣời cụ thể đã thực hiện hành vi đó. Vì vậy, các đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội sẽ có những ảnh hƣởng nhất định đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời cũng nói lên tính nguy hiểm cho xã hội của ngƣời phạm tội. Nhân thân ngƣời phạm tội càng xấu thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thƣờng nguy hiểm hơn và khả năng giáo dục, cải tạo cũng khó hơn so với trƣờng hợp bình thƣờng và ngƣợc lại. Có thể chỉ ra những đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội có ảnh hƣởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bao gồm: có án tích, phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất côn đồ, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác hoặc có khả năng gây nguy hại cho nhiều ngƣời...

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Bản chất của hình phạt là sự trừng trị nhƣng điều đó không có nghĩa việc Nhà nƣớc sử dụng hình phạt là để trả thù ngƣời phạm tội và càng không phải là sự đền bù ngang giá cho những thiệt hại mà tội phạm gây ra cho xã hội. Mục đích chính của việc áp dụng hình

phạt đối với ngƣời phạm tội là nhằm giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội (trừ hình phạt tử hình không có mục đích này): “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa...”

2, tr.20. Vì vậy, BLHS quy định các loại hình phạt là để áp dụng đối với ngƣời phạm tội nhằm giáo dục, cải tạo họ chứ không phải để áp dụng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Đồng thời, “Hình phạt cũng như các biện pháp tác động khác chỉ được áp dụng đến mức cần cho sự cải tạo giáo dục chứ không nhằm mục đích khác” 25, tr.153. Chính vì mục đích giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội, buộc Hội đồng xét xử khi quyết định hình phạt phải cân nhắc những đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội tuy không ảnh hƣởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nhƣng lại phản ánh đƣợc khả năng giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội. Đó là các đặc điểm nhƣ: ngƣời phạm tội đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm, tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả; phạm tội lần đầu, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú, lập công chuộc tội, tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm...

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng. Việc cân nhắc các đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của ngƣời phạm tội đáng đƣợc khoan hồng chính là sự biểu hiện của chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc cụ thể hoá trong luật hình sự. Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng các đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của ngƣời phạm tội đáng đƣợc khoan hồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động quyết định hình phạt. Quyết định hình phạt không chỉ nhằm giải quyết đúng vấn đề trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội mà còn phải hạn chế đến mức tối đa các hậu quả tiêu cực cho xã hội do việc áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội có hoàn cảnh đặc biệt đem lại. Vì vậy, đối với các trƣờng hợp có hoàn cảnh đặc

biệt, việc cân nhắc các đặc điểm thuộc nhân thân ngƣời phạm tội sẽ giúp cho hình phạt đƣợc tuyên có tính nhân đạo và đảm bảo hiệu quả của hình phạt trong thực tiễn. Ngƣời phạm tội có hoàn cảnh đặc biệt đáng đƣợc khoan hồng có thể là ngƣời già, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, ngƣời chƣa thành niên, ngƣời thuộc dân tộc thiểu số ít ngƣời, thƣơng binh, ngƣời có công với cách mạng, con liệt sỹ, ngƣời mắc bệnh hiểm nghèo, ngƣời có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn mà họ là lao động chính duy nhất...

Thứ ba: Trong mối quan hệ với căn cứ thứ hai, nhân thân ngƣời phạm tội chỉ là căn cứ giữ vị trí hỗ trợ, bổ sung để hình phạt đƣợc tuyên không những đúng pháp luật mà cần phù hợp với thực tiễn, đảm bảo đạt đƣợc các mục đích của hình phạt. Cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ giữ vị trí quyết định trong quyết định hình phạt. Bất kỳ sự nhấn mạnh hay xem nhẹ nhân thân ngƣời phạm tội đều sẽ dẫn đến việc quyết định hình phạt không tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội. Về vấn đề này, hƣớng dẫn của TAND tối cao trong Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965 - 1968) cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị khoa học và tính cấp thiết: “Cần thấy rằng nhân thân tốt hay xấu cũng chỉ là một căn cứ để lượng hình mà căn cứ chủ yếu là tính chất và mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm pháp” 4, tr.77.

Thứ tư: Cần phân định rõ các đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội với các dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, đƣợc đặc trƣng bởi các dấu hiệu: là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Không thể có tội phạm mà không do con ngƣời thực hiện. Vì vậy, các dấu hiệu chủ thể của tội phạm có ý nghĩa pháp lý trong việc xác định chủ thể có phải chịu TNHS về tội phạm hay không và nếu phải chịu thì đó là tội gì. Ngƣợc lại, mặc dù nhân thân ngƣời phạm tội cũng phản ánh về chủ thể của tội phạm nhƣng nhân thân ngƣời phạm tội lại không phải là yếu

tố cấu thành tội phạm mà chỉ đƣợc luật định là một trong những căn cứ quyết định hình phạt. Vì vậy, các đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc cá thể hoá hình phạt đƣợc đúng đắn mà thôi. Cho nên, khi các đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội đã đƣợc xác định thuộc về dấu hiệu của chủ thể tội phạm trong cấu thành định tội (kể cả chủ thể đặc biệt) thì không đƣợc cân nhắc khi quyết định hình phạt.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)