Nghĩa của quyết định hình phạt.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 25)

Quyết định hình phạt là một hoạt động tố tụng hình sự, thể hiện ở việc Toà án tuân thủ các quy định của BLHS và BLTTHS để tuyên một hình phạt đảm bảo tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật đối với ngƣời phạm tội bị kết án. Qua đó, góp phần tích cực vào việc bảo vệ các quyền con ngƣời và

công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Vì vậy, quyết định hình phạt có những ý nghĩa quan trọng sau:

a, Quyết định hình phạt đúng là cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt.

Áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội để làm gì? Câu trả lời chỉ có thể đƣợc đƣa ra khi giải đáp đƣợc mục đích của hình phạt. Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, mục đích là “dự kiến trong ý thức con người về kết quả nhằm đạt được bằng hoạt động của mình… Với tính cách là động cơ trực tiếp, mục đích hướng dẫn và điều chỉnh mọi hành động” 31, tr.648. Nhƣ vậy, có thể hiểu mục đích của hình phạt là kết quả mà Nhà nƣớc đặt ra và mong muốn đạt đƣợc khi áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội bị kết án. Mục đích của hình phạt tuy là yếu tố quyết định đối với hoạt động quyết định hình phạt nhƣng mục đích của hình phạt có đạt đƣợc hay không lại phụ thuộc nhiều vào việc quyết định hình phạt đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Mọi trƣờng hợp quyết định hình phạt sai, quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ đều sẽ không đạt đƣợc mục đích của hình phạt trong thực tiễn và còn làm nẩy sinh những phản ứng tiêu cực, tâm lý chống đối, không tin tƣởng vào tính công minh của pháp luật, của các cơ quan bảo vệ pháp luật... từ phía ngƣời bị kết án và dƣ luận xã hội.

Đối với Nhà nƣớc, mục đích của hình phạt là cơ sở để xây dựng hệ thống hình phạt bao gồm các loại hình phạt khác nhau và các chế định liên quan đến hình phạt... Đây chính là những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc quyết định hình phạt. Tuy nhiên, để quyết định đƣợc một hình phạt đảm bảo tính công minh, đúng pháp luật, phù hợp với lợi ích xã hội còn đòi hỏi các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải luôn có nhận thức đúng đắn về mục đích của hình phạt và mục đích của việc áp dụng hình phạt trong những trƣờng hợp cụ thể.

Hiện nay, mục đích của hình phạt đƣợc quy định tại Điều 27 BLHS năm 1999 nhƣ sau: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà

còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” 2, tr.20.

Mặc dù Điều 27 BLHS năm 1999 đã quy định rất cụ thể về mục đích của hình phạt nhƣng việc xác định hình phạt có bao nhiêu mục đích và đó là những mục đích gì thì vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh luận trong khoa học pháp lý hình sự. Xuất phát từ những quan điểm khác nhau về số lƣợng các mục đích của hình phạt và qua tham khảo luật hình sự của một số nƣớc trên thế giới, chúng tôi nhận thấy có bốn quan điểm chính về mục đích của hình phạt là: Quan điểm truyền thống coi các mục đích quan trọng hơn cả của hình phạt là ngăn ngừa riêng và ngăn ngừa chung; Quan điểm nghiêng về trấn áp hình sự coi mục đích của hình phạt chỉ là trừng trị; Quan điểm nghiêng về đạo đức coi mục đích của hình phạt chỉ là giáo dục và cải tạo;

Quan điểm mềm dẻo coi các mục đích của hình phạt là cả trừng trị, cải tạo và giáo dục 23, tr.686.

Nhìn chung, tất cả các quan điểm này tựu chung lại đều thừa nhận một trong hai hoặc cả hai mục đích chính của hình phạt là trừng trị và giáo dục ngƣời phạm tội. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng trừng trị không phải là mục đích của hình phạt mà là nội dung, là bản chất, là thuộc tính tất yếu của hình phạt, là phƣơng tiện để thực hiện hình phạt 32, tr.222. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý trừng trị là nội dung, là bản chất của hình phạt thể hiện ở sự tƣớc bỏ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời phạm tội. Sự tƣớc bỏ đó chính là thái độ của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội trong việc đảm bảo công bằng xã hội và đòi hỏi của công lý. Bất kỳ hình phạt nào của luật hình sự cũng đều có nội dung trừng trị vì nếu thiếu sẽ không có hình phạt, kể cả hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo. Trong thực tế, ngƣời phạm tội bị áp dụng hình phạt cảnh cáo thực chất là đƣợc Nhà nƣớc tha bổng nhƣng không vì thế mà hình phạt này không có nội dung trừng trị. Hình phạt cảnh cáo vẫn buộc

ngƣời phạm tội phải chịu án tích và có thể bị tƣớc đi một số quyền và lợi ích hợp pháp nếu bị áp dụng hình phạt bổ sung. Do đó, hình phạt này có tính nghiêm khắc hơn hình phạt cảnh cáo trong luật hành chính.

Nếu trừng trị là nội dung của hình phạt thì việc Nhà nƣớc áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội bị kết án chính là nhằm trừng trị tội lỗi mà ngƣời đó đã mắc phải bằng cách buộc họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do việc thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích trừng trị đó không chỉ đƣợc thể hiện trong việc Nhà nƣớc quy định hệ thống hình phạt mà còn ở nội dung, mức độ nhẹ, nặng của mỗi loại hình phạt; ở điều kiện áp dụng từng loại hình phạt cụ thể và cả trong việc tổ chức chấp hành hình phạt. Ngoài ra, mục đích trừng trị còn đƣợc thể hiện rất rõ trong đƣờng lối xử lý tội phạm của Nhà nƣớc là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo (Điều 3, Điều 27 BLHS năm 1999). Ngƣời không có ý thức tuân thủ pháp luật mà việc áp dụng chế tài của các ngành luật khác không đƣợc đảm bảo thực hiện thì Nhà nƣớc phải sử dụng chế tài của luật hình sự là hình phạt để trừng trị họ. Ngƣời thực hiện tội phạm càng nguy hiểm, nhân thân càng xấu thì càng phải trừng trị nghiêm khắc. Chính vì vậy, ngày nào hình phạt còn đƣợc Nhà nƣớc áp dụng đối với ngƣời phạm tội thì ngày đó hình phạt vẫn để trừng trị ngƣời phạm tội và đúng nhƣ Điều 27 BLHS năm 1999, hình phạt luôn có mục đích trừng trị. Mỗi hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đều có nội dung trừng trị. Vì vậy, nếu không thừa nhận hình phạt có mục đích trừng trị thì cũng đƣơng nhiên phủ nhận nội dung trừng trị của hình phạt.

Tuy hình phạt trong luật hình sự Việt Nam là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất (Điều 26 BLHS năm 1999) nhƣng điều đó không có nghĩa mục đích trừng trị của hình phạt là nhằm trả thù hay gây đau đớn về thể chất, tinh thần cho ngƣời phạm tội và càng không phải là sự đền bù ngang giá giữa tội phạm với Nhà nƣớc là ngƣời đại diện cho lợi ích xã hội. Việc Nhà nƣớc áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội bị kết án không phải là lấy cái ác

để trừ cái ác mà khi trừng trị ngƣời phạm tội bằng hình phạt, Nhà nƣớc đã trực tiếp thực hiện việc “răn đe”, là biện pháp cần thiết để qua đó “cảm hoá” ngƣời phạm tội, ngăn ngừa họ và ngƣời khác phạm tội. Chính việc trừng trị bằng hình phạt đã tác động vào tâm lý làm cho con ngƣời biết sợ pháp luật, buộc ngƣời phạm tội phải nhận thức ra những sai lầm của mình để từ đó sửa chữa, cải tạo thành ngƣời có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN. Nhƣ vậy, thông qua trừng trị, răn đe, ngƣời phạm tội, hình phạt sẽ giáo dục, cảm hoá ngƣời phạm tội (cũng nhƣ những ngƣời khác) từ bỏ con đƣờng phạm tội, biết kiềm chế mình nếu có ý định phạm tội và có ý thức cẩn thận hơn trong các xử sự dễ có khả năng trở thành tội phạm. Đây mới chính là mục đích cuối cùng, chủ yếu và vì con ngƣời của hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Tựu chung lại, nếu hình phạt chỉ có mục đích trừng trị thì chỉ có tác dụng làm cho con ngƣời run sợ và tạo điều kiện cho việc xâm hại thô bạo các quyền con ngƣời mà không thể cải tạo, giáo dục đƣợc ngƣời phạm tội. Ngƣợc lại, nếu hình phạt chỉ có mục đích giáo dục sẽ làm cho con ngƣời coi thƣờng pháp luật và hình phạt cũng không có tác dụng gì đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với lý do đó, trừng trị và giáo dục là hai mục đích cơ bản của hình phạt, cùng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất và giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Trong hệ thống hình phạt của luật hình sự, hình phạt tử hình tuy chỉ nhằm trừng trị ngƣời phạm tội nhƣng cũng có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung hết sức to lớn. Vì vậy, dựa vào một số quan điểm 44, tr.10 đã nghiên cứu trƣớc, chúng tôi khẳng định rằng, trừng trị không những là mục đích trƣớc tiên của hình phạt mà còn là cơ sở của việc giáo dục và cũng chính là phƣơng tiện mà chỉ thông qua nó mới có thể đạt đƣợc mục đích cuối cùng, chủ yếu của hình phạt là giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội. Ngƣợc lại, đạt đƣợc mục đích giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội chính là sự khẳng định vai trò, tác dụng và tính tích cực của mục đích trừng trị.

Nhƣ vậy, mục đích của hình phạt có đạt đƣợc hay không là phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định hình phạt của Hội đồng xét xử. Trong mọi trƣờng hợp, mục đích của hình phạt chỉ thực sự đạt đƣợc khi việc quyết định hình phạt đảm bảo tính công minh, có căn cứ, đúng pháp luật để hình phạt đƣợc tuyên có khả năng vừa đạt đƣợc mục đích trừng trị, vừa đạt đƣợc mục đích giáo dục ngƣời phạm tội. Điều đó có nghĩa là ngoài việc tuân thủ các quy định về quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử phải xem xét một cách khách quan các mục đích của hình phạt để không coi nhẹ hay nhấn mạnh riêng mục đích nào. Nếu có bất kỳ vi phạm trong việc xem xét mục đích của hình phạt cũng sẽ dẫn đến việc quyết định hình phạt không chính xác. Cụ thể là việc xem nhẹ mục đích giáo dục, coi trọng mục đích trừng trị sẽ dẫn đến việc quyết định hình phạt quá nặng. Hình phạt trong trƣờng hợp này sẽ chỉ làm cho ngƣời bị kết án thù ghét pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật, nảy sinh tâm lý chống đối và không có ý thức tự cải tạo, giáo dục. Ngƣợc lại, việc xem nhẹ mục đích trừng trị, coi trọng mục đích giáo dục sẽ dẫn đến việc quyết định hình phạt quá nhẹ. Hình phạt trong trƣờng hợp này không chỉ làm cho ngƣời phạm tội có ý thức coi thƣờng pháp luật, không tích cực giáo dục, cải tạo mà còn không đủ khả năng để ngăn ngừa những ngƣời khác phạm tội. Vì vậy, quyết định một hình phạt công minh, tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân ngƣời phạm tội là điều kiện bắt buộc để đạt đƣợc các mục đích trừng trị và giáo dục của hình phạt. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu đạt đƣợc mục đích trừng trị và giáo dục ngƣời phạm tội thì đƣơng nhiên hình phạt cũng phát huy đƣợc tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung, góp phần hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, tính tích cực, chủ động tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các thành viên khác trong xã hội.

Xuất phát từ kết luận về các mục đích của hình phạt nêu trên đây, chúng tôi thấy quy định của Điều 26 BLHS năm 1999 về khái niệm hình phạt: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước

nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội” là chƣa chính xác. Theo quy định này thì mục đích của hình phạt là tƣớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của ngƣời phạm tội chứ không phải là trừng trị và giáo dục. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác của khái niệm và không bị nhầm lẫm với mục đích của hình phạt đƣợc quy định tại Điều 27 BLHS năm 1999 thì Điều 26 nên bỏ chữ “nhằm” và thay bằng cụm từ “thể hiện ở sự”. Theo đó, khái niệm hình phạt sẽ là: Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc, thể hiện ở sự tƣớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của ngƣời phạm tội.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)