0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự.

Một phần của tài liệu CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 56 -56 )

c, Việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích của hình phạt.

2.2.1. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự.

Sự ra đời của BLHS đầu tiên năm 1985 và BLHS đƣợc pháp điển hoá lần thứ hai năm 1999 đã đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả và tính thống nhất trong công tác xét xử các vụ án hình sự của Toà án các cấp. Trong mối liên hệ với pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự, BLHS là văn bản luật giữ vị trí quan trọng nhất trong lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các quy định của BLHS là cơ sở pháp lý để tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, các quy phạm pháp luật hình sự chính là cơ sở pháp lý duy nhất của hoạt động định tội danh và hoạt động quyết định hình phạt. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, nhà làm luật đã lựa chọn “quy định của bộ luật hình sự” làm căn cứ đầu tiên của việc quyết định hình phạt. Sự tuân thủ căn cứ này chính là biểu hiện cụ thể nội dung của các nguyên tắc của luật hình sự trong hoạt động quyết định hình phạt. Căn cứ “quy định của bộ luật hình sự” nhằm đảm bảo tính thống nhất, chính xác khi áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào quyết định hình phạt.

Quy định của BLHS là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để Toà án định tội danh và xác định khung hình phạt, yêu cầu đầu tiên của việc lựa chọn đúng loại và mức hình phạt cụ thể. Nếu không dựa vào quy định của BLHS sẽ dẫn đến việc tuỳ tiện hoặc lạm dụng các quy phạm pháp luật hình sự khi quyết định hình phạt. Chính vì vậy, Điều 45 BLHS năm 1999 đã buộc Hội đồng xét xử phải “căn cứ” vào quy định của BLHS, còn đối với ba căn cứ sau, Điều luật chỉ yêu cầu “cân nhắc”. Theo đó, để quyết định hình phạt đúng pháp luật, tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, bắt buộc Hội đồng xét xử trƣớc tiên phải căn cứ vào quy định của BLHS, bao gồm căn cứ vào các quy định thuộc Phần chung và các quy định thuộc Phần các tội phạm cụ thể.

Khi quyết định hình phạt, Toà án phải căn cứ vào các quy định Phần chung của BLHS thì có quan điểm cho rằng “các quy định của phần chung... đều có liên quan đến việc quyết định hình phạt. Do đó, khi quyết định hình

phạt cần phải căn cứ vào tất cả các quy định của phần chung” 32, tr.240. BLHS bao gồm một hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự, trong đó có những quy phạm quy định về tội phạm và những quy phạm quy định về hình phạt. Xuất phát từ các nguyên tắc của luật hình sự (pháp chế XHCN, công bằng...), những quy phạm đã đƣợc sử dụng để định tội danh thì không thể đƣợc sử dụng lần nữa trong quyết định hình phạt. Nếu không sẽ gây ra những hậu quả pháp lý bất lợi cho bị cáo, cho xã hội. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử phải tuân thủ căn cứ thứ nhất nhƣng chỉ là những quy định có tính định hƣớng và những quy định cụ thể của việc quyết định hình phạt. Các quy định Phần chung của BLHS về quyết định hình phạt là:

+ Các quy định có tính định hƣớng chung cho việc quyết định hình phạt bao gồm:

Nguyên tắc xử lý (Điều 3); Miễn trách nhiệm hình sự (Điều 19 và Điều 25); Mục đích của hình phạt (Điều 27); Các hình phạt (Điều 28); những quy định về nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng của từng hình phạt (từ Điều 29 đến Điều 40); Căn cứ quyết định hình phạt (Điều 45); Nguyên tắc xử lý đối với ngƣời chƣa thành niên (Điều 69); Các hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên (Điều 71).

Đây là những quy định chung, có tác dụng định hƣớng cho hoạt động quyết định hình phạt, giúp cho Hội đồng xét xử có thể chủ động quyết định một hình phạt thoả đáng, đúng pháp luật, phù hợp với lợi ích xã hội. Chẳng hạn, quyết định hình phạt phải đảm bảo giữa nghiêm trị kết hợp với khoan hồng hay quyết định hình phạt nhằm đạt đƣợc các mục đích của hình phạt... Vi phạm những quy định chung này trong quyết định hình phạt sẽ làm cho hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội khó đạt đƣợc hiệu quả cao. Ngƣợc lại, sự tuân thủ các quy định chung này chính là biểu hiện nội dung, yêu cầu, sự tồn tại của các nguyên tắc quyết định hình phạt trong thực tế. Vì vậy, quyết định hình phạt trong từng trƣờng hợp cụ thể không đƣợc trái với những quy định chung này.

+ Các quy định cụ thể về quyết định hình phạt trong Phần chung của BLHS: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46); Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47); Các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48); Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49); Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội (Điều 50); Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 51); Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt (Điều 52); Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm (Điều 53); Miễn hình phạt (Điều 54).

Đây là những quy định cụ thể của BLHS về quyết định hình phạt, giúp cho Hội đồng xét xử có thể quyết định đƣợc hình phạt chính xác đối với ngƣời bị kết án trong từng trƣờng hợp phạm tội cụ thể. Nếu chỉ dựa vào các quy định có tính định hƣớng nêu trên thì việc quyết định hình phạt mới chỉ đảm bảo đƣợc đƣờng lối xét xử nói chung chứ chƣa thể đƣa ra một hình phạt tƣơng xứng với tình chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể. Ví dụ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 1999 (Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt) quy định: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không được thực hiện đến cùng” 2, tr.32. Quy định này đã cho thấy, quyết định hình phạt đƣợc thực hiện không chỉ trên cơ sở tuân thủ những quy định có tính định hƣớng chung mà còn phải triệt để tuân thủ các quy định cụ thể về quyết định hình phạt trong từng trƣờng hợp phạm tội cụ thể.

Căn cứ vào các quy định Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 là căn cứ vào điều luật về tội phạm cụ thể để xác định khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung áp dụng cho từng hành vi phạm tội mà điều luật về tội phạm quy định. Chỉ thông qua quy định của điều luật về tội phạm cụ thể, Hội đồng xét xử mới lựa chọn đúng khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung

áp dụng đối với ngƣời bị kết án. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để dựa trên kết quả cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, nhân thân ngƣời phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS, Hội đồng xét xử lựa chọn loại hình phạt chính cũng nhƣ hình phạt bổ sung (nếu cần) với mức độ cụ thể áp dụng đối với ngƣời bị kết án.

Nhƣ vậy, dựa vào căn cứ thứ nhất là quy định của BLHS chƣa thể chỉ ra loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể để áp dụng cho ngƣời phạm tội bị kết án. Căn cứ này chỉ cho phép xác định đƣợc khung hình phạt chính là: khung cơ bản, khung tăng nặng, khung giảm nhẹ hay chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nếu bị cáo không đƣợc miễn TNHS hoặc miễn hình phạt. Để xác định chính xác loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể phải dựa vào ba căn cứ quyết định hình phạt còn lại.

Một phần của tài liệu CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 56 -56 )

×