Từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 ra đời.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48)

c, Việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích của hình phạt.

2.1.1. Từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 ra đời.

Ngay sau khi Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, pháp luật hình sự đã trở thành công cụ, vũ khí sắc bén và rất hữu hiệu trong việc bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật hình sự, Nhà nƣớc đã quy định cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ án hình sự:

Để giải quyết các vụ án về hình sự, cần áp dụng:

- Pháp luật hình sự của Nhà nước ta đã ban hành và đương còn hiệu lực (luật, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, thông tư...);

- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Án lệ của các Tòa án (Tổng kết thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao)”4, tr.5.

Đặc biệt, để đảm bảo tính pháp chế trong việc quyết định hình phạt, các Toà án đã căn cứ vào các quy định có tính nguyên tắc của Hiến pháp (Điều 100 Hiến pháp năm 1959) và của luật (Điều 4 Luật số 18 ngày 14/7/1960 về tổ chức Tòa án nhân dân...). Song, do chúng ta chƣa có BLHS nên căn cứ pháp lý của việc quyết định hình phạt chƣa đƣợc quy định cụ thể, thống nhất trong bất kỳ văn bản luật nào. Mặc dù vậy, vẫn có thể khẳng định rằng việc quyết định hình phạt của Toà án trong thực tiễn đã đƣợc dựa trên các căn cứ pháp lý nhất định, đƣợc thừa nhận trong lý luận pháp luật hình sự và trong các Báo cáo tổng kết công tác của TAND tối cao. Cụ thể, tại Bản tổng kết về thảo luận báo cáo công tác ngành Toà án năm 1959 của TAND tối cao có

nêu:

a) Làm thế nào, căn cứ vào đâu để cân nhắc hình phạt cho đúng? ... Trước hết, chúng ta căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hại của phạm pháp để phân biệt phạm pháp nặng, phạm pháp nhẹ (Ví dụ: ăn cắp của công nguy hại hơn là đụng đến quyền tƣ hữu, giết ngƣời nguy hại hơn đánh ngƣời...). Chúng ta cũng căn cứ vào người phạm pháp (tuổi, bản chất, có tiền án hay không, khả năng cải tạo, thành tích...) và trường hợp tăng hoặc giảm tội...

Chúng ta chưa có một bộ hình pháp đầy đủ. Chúng ta phải căn cứ vào pháp luật hiện có, vào đường lối chính sách chung, vào án lệ, kinh nghiệm của chúng ta để xác định tính chất về mức độ nguy hại của phạm pháp cho đúng” 4, tr.76.

Qua Bản tổng kết này có thể thấy việc quyết định hình phạt đã đƣợc dựa trên những căn cứ nhất định. Đó là căn cứ vào “tính chất và mức độ nguy hại của phạm pháp”; căn cứ vào “ngƣời phạm pháp (tuổi, bản chất, có tiền án hay không, khả năng cải tạo, thành tích...); căn cứ vào “pháp luật hiện có, vào đƣờng lối chính sách chung, vào án lệ, kinh nghiệm”. Từ những căn cứ này, đối chiếu với các căn cứ quyết định hình phạt đƣợc quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999 có thể nhận xét:

+ Căn cứ “tính chất và mức độ nguy hại của phạm pháp” có thể xem nhƣ tƣơng ứng với căn cứ thứ hai của Điều 45 BLHS năm 1999. Sự khác nhau ở đây chỉ là cách diễn đạt và đối với căn cứ thứ hai của Điều 45 BLHS năm 1999, luật chỉ yêu cầu “cân nhắc” khi quyết định hình phạt.

+ Căn cứ vào “ngƣời phạm pháp” cũng đƣợc xem nhƣ tƣơng ứng với căn cứ thứ ba của Điều 45 BLHS năm 1999. Mặc dù căn cứ “ngƣời phạm pháp” đã chỉ ra các đặc điểm thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội (tuổi, bản chất, có tiền án hay không, khả năng cải tạo, thành tích...) nhƣng khái niệm “nhân thân ngƣời phạm tội” chƣa đƣợc sử dụng trong pháp luật hình sự. Đây là một hạn chế do chúng ta chƣa có điều kiện để nghiên cứu sâu về khoa học

pháp lý hình sự. Đối với căn cứ thứ ba của Điều 45 BLHS năm 1999, luật chỉ yêu cầu “cân nhắc” khi quyết định hình phạt.

+ Trong giai đoạn này, do chúng ta chƣa xây dựng đƣợc BLHS nên việc căn cứ vào “pháp luật hiện có” là hoàn toàn phù hợp và đảm bảo đƣợc tính pháp chế. Vì vậy, căn cứ này cũng đƣợc xem nhƣ tƣơng ứng với căn cứ thứ nhất của Điều 45 BLHS năm 1999. Do chƣa có BLHS và đất nƣớc lại đang trong hoàn cảnh chiến tranh nên việc “căn cứ vào đƣờng lối chính sách chung, vào án lệ, kinh nghiệm” khi cân nhắc hình phạt là điều tất yếu. Bản tổng kết cũng đã chỉ rõ: “b) Cân nhắc hình phạt phải cho đúng chính sách, cho đúng pháp luật... Đây rõ ràng không phải là vấn đề nửa cân tám lạng, nghĩa là không phải là có một số mức hình phạt cố định rất tỷ mỷ có thể áp dụng cho bất cứ mọi trường hợp nào xảy ra trong thực tế; hình phạt phải phù hợp với chính sách, phải có tính cách chính trị, sách lược... Kiên quyết xử nặng khi cần thiết và kiên quyết không bỏ tù khi cần thiết, hai cái đó không mâu thuẫn với nhau... Và có làm như thế mới áp dụng đúng pháp luật, nghĩa là theo đúng chẳng những là điều văn mà lại còn tư tưởng và nội dung chính sách của pháp luật” 4, tr.76.

Từ khi có BLHS năm 1985 đến nay, “đƣờng lối chính sách chung, án lệ, kinh nghiệm” không còn đƣợc xác định là căn cứ quyết định hình phạt. Điều đó là do đƣờng lối chính sách không đƣợc thừa nhận là nguồn của pháp luật, còn nếu căn cứ vào án lệ và kinh nghiệm thì sẽ có khả năng dẫn đến tình trạng chủ quan, quyết định hình phạt tuỳ tiện. Mặt khác, chúng ta chỉ căn cứ vào án lệ và kinh nghiệm trong quyết định hình phạt khi chƣa có đƣợc BLHS hoàn thiện. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, việc xây dựng và vận dụng đúng đắn án lệ trong quyết định hình phạt vẫn có những tác dụng nhất định, cần đƣợc quan tâm nghiên cứu.

Nhìn chung, Bản tổng kết này đã ghi nhận khá đầy đủ các căn cứ quyết định hình phạt, đảm bảo cho “... hình phạt không chỉ để trừng trị kẻ phạm pháp. Nó cũng nhằm giáo dục và cải tạo phạm nhân về ý thức tôn trọng

pháp luật và ngăn ngừa kẻ khác phạm pháp nữa, giáo dục người khác” 4, tr.36. Hạn chế của Bản tổng kết này là chƣa thể hiện rõ căn cứ “các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” mà chỉ ghi nhận cùng “căn cứ vào người phạm pháp... và trường hợp tăng hoặc giảm tội…”. Nhƣng có thể khẳng định rằng khi quyết định hình phạt, các Toà án có căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Báo cáo tổng kết công tác năm 1962 của TAND tối cao đã nêu: “... và các Toà án đã dựa vào ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, chú trọng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đến nhân thân của bị cáo, đến các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ... để lượng hình” 4, tr.76. Sau này, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ đã chính thức đƣợc ghi nhận trong các pháp lệnh về một số loại tội cụ thể mà các Toà án phải căn cứ vào để lƣợng hình trong phạm vi một khung hình phạt. Đó là Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng, Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân 4, tr.104-105. Việc quy định các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong các pháp lệnh này không chỉ giúp cho Toà án lƣợng hình đúng tội, đúng pháp luật mà còn đảm bảo đúng đƣờng lối chính sách, góp phần tích cực vào đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trên cơ sở các căn cứ để Toà án lƣợng hình đã nêu trên đây, TAND tối cao đã có những đánh giá, rút kinh nghiệm và hƣớng dẫn nhằm đảm bảo cho việc vận dụng đúng những căn cứ này trong thực tiễn. Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965 - 1968) của TAND tối cao qua đánh giá những sai lầm xẩy ra trong lĩnh vực quyết định hình phạt nhƣ “xử quá nhẹ do chỉ căn cứ vào tác hại vật chất không lớn, hoặc do chỉ nhìn thấy tác hại vật chất, tác hại trước mắt mà không nhìn thấy tác hại về chính trị, tác hại lâu dài của hành vi phạm pháp, hoặc do chiếu cố quá đáng tới nhân thân tốt của bị cáo... Ngược lại đã xử phạt quá nặng do nhấn mạnh một chiều tới lý lịch xấu của bị cáo, tới yêu cầu chính trị của địa phương...” đã có chỉ đạo: “... cần kiên quyết

khắc phục các hiện tượng lệch lạc hoặc quá nặng căn cứ vào nhân thân của bị cáo hoặc quá nhấn một chiều vào tình hình thời chiến và yêu cầu chính trị của địa phương để lên án một cách tuỳ tiện. Cần thấy rằng nhân thân tốt hay xấu cũng chỉ là một căn cứ để lượng hình mà căn cứ chủ yếu là tính chất và mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm pháp. Yêu cầu chính trị địa phương cần được coi trọng nhưng không thể tách rời đường lối chung và vấn đề đó cũng chỉ làm cho mức án lên xuống phần nào chứ không thể thay đổi về cơ bản được. Yêu cầu xử nghiêm khắc trong thời chiến là có mức độ, xê xích trong một khung hình phạt nhất định đã được tổng kết và đề ra qua thực tiễn xét xử. Chủ yếu vẫn phải căn cứ vào tính chất và mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của tội phạm, ý thức phạm tội của bị cáo, mức độ tác hại của hành vi phạm pháp kết hợp với các mặt khác như nhân thân tốt hay xấu, yêu cầu chính trị của địa phương và yêu cầu đấu tranh chống phản cách mạng trong thời chiến để quyết định hình phạt được đúng đắn”4, tr.77-78. Nhƣ vậy, Báo cáo tổng kết này đã một lần nữa khẳng định các căn cứ của việc quyết định hình phạt, trong đó “tính chất và mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm pháp” là căn cứ chủ yếu, quan trọng nhất. Những hƣớng dẫn, chỉ đạo hết sức cụ thể trên đây đã thể giá trị pháp lý, tính thực tiễn và tính khoa học cao của Báo cáo tổng kết. Chúng không chỉ giúp cho Toà án lƣợng hình một cách chính xác, góp phần giải quyết vụ án hình sự theo đúng đƣờng lối, chính sách, mà còn là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện và vận dụng đúng các căn cứ quyết định hình phạt cho đến khi có BLHS đầu tiên năm 1985.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)