Quyết định hình phạt đúng góp phần bảo đảm pháp chế trong Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 35)

nước CHXHCN Việt Nam.

Theo cách hiểu chung, pháp chế là sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, chính xác của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc; của các tổ chức, các thành viên; của công dân trong mọi hoạt động.

Để pháp luật đƣợc tuân thủ một cách nghiêm chỉnh trong mọi hoạt động của đời sống xã hội thì về phía các chủ thể đòi hỏi phải có ý thức tôn trọng pháp luật. Trong hầu hết các trƣờng hợp, nếu chủ thể có ý thức coi thƣờng pháp luật thì cũng đều rất dễ dẫn đến việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Khi pháp luật đã bị vi phạm ở bất kỳ mức độ nào thì cũng có nghĩa là pháp chế không đƣợc đảm bảo. Chính vì vậy, luật hình sự có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh.

Để thực hiện đƣợc vai trò đó thì quyết định hình phạt đúng là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng. Việc quyết định hình phạt sai, không thể hiện đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật sẽ làm cho pháp luật, các quy tắc

của cuộc sống XHCN, các quyền và lợi ích hợp pháp của con ngƣời bị xâm phạm. Ngƣợc lại, quyết định hình phạt đúng không những đảm bảo mục đích trừng trị của hình phạt mà còn giáo dục ngƣời phạm tội có ý thức tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN để từ bỏ hẳn con đƣờng phạm tội. Ngoài ra, quyết định hình phạt đúng sẽ làm cho các thành viên khác trong xã hội vững tin vào pháp luật, coi pháp luật là chỗ dựa vững chắc cho mọi hành động. Đối với các thành viên khác còn thiếu niềm tin vào pháp luật thì thấy tính nghiêm minh của pháp luật mà từ bỏ ý định phạm tội và tự giác chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Nhƣ vậy, quyết định hình phạt đúng sẽ có tác động đến ý thức của mỗi cá nhân trong xã hội để họ thấy sợ hình phạt mà không dám phạm tội và quan trọng hơn là nhận thức đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật để tự giác chấp hành pháp luật. Từ đó cũng tự xác định cho mình ý thức chủ động và trách nhiệm tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo đảm pháp chế trong Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam.

1.2. Khái niệm căn cứ quyết định hình phạt.

1.2.1. Đặc điểm của căn cứ quyết định hình phạt.

Khi quyết định hình phạt, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật 3, tr.33. Điều đó có nghĩa là việc quyết định hình phạt của Hội đồng xét xử không thể bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan và chủ quan bên ngoài nào. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có toàn quyền trong việc quyết định hình phạt sao cho hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội bị kết án đạt đƣợc các mục đích của hình phạt. Tuy nhiên, sự “toàn quyền” ở đây chỉ có thể diễn ra trong phạm vi và trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt. Để đảm bảo cho việc quyết định hình phạt một cách đúng đắn, tránh đƣợc các khuynh hƣớng tuỳ tiện và mang nặng yếu tố chủ quan, duy ý chí, xâm phạm đến quyền và lợi ích của ngƣời phạm tội, BLHS đã quy định căn cứ quyết định hình phạt buộc Hội đồng xét xử phải dựa vào và tuân theo khi quyết

định hình phạt. Giữa căn cứ quyết định hình phạt với các nguyên tắc quyết định hình phạt luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, tạo thành cơ sở pháp lý quan trọng mà chỉ khi nào có sự tuân thủ nghiêm chỉnh, đầy đủ mới đảm bảo cho việc quyết định hình phạt lựa chọn đƣợc loại, mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Chính việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt trong BLHS là một trong những nội dung, yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế XHCN trong quyết định hình phạt. Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử phải đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện, đầy đủ các tình tiết của vụ án hình sự, không đƣợc tuỳ tiện đƣa vào thêm hoặc bớt đi một, một số tình tiết có ảnh hƣởng đến việc cân nhắc áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt. Đồng thời, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử cũng không đƣợc tự ý thêm, bớt, xem nhẹ hay coi trọng bất kỳ căn cứ quyết định hình phạt nào. Nói cách khác, để hình phạt đƣợc quyết định một cách khách quan và không phải là sản phẩm của tình cảm, kinh nghiệm đơn thuần, việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt phải đƣợc đặt trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất giữa các căn cứ và với toàn bộ các tình tiết của vụ án hình sự. Có nhƣ vậy, quyết định hình phạt mới đạt đƣợc mục đích trừng trị, giáo dục ngƣời phạm tội và phát huy đƣợc tác dụng của hình phạt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Qua tham khảo, tìm hiểu giáo trình Luật hình sự của một số cơ sở đào tạo chuyên luật, cũng nhƣ một số tài liệu khác về quyết định hình phạt cho thấy hầu nhƣ chƣa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về các đặc điểm của căn cứ quyết định hình phạt. Cụ thể, căn cứ quyết định hình phạt có bao nhiêu đặc điểm và đó là những đặc điểm gì? Xuất phát từ những vấn đề lý luận đƣợc đề cập trên đây, chúng tôi cho rằng căn cứ quyết định hình phạt có những đặc điểm cơ bản là:

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 35)