Những sai sót trong thực tiễn hoạt động quyết định hình phạt của Toà án nhân dân.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 100)

c, Việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích của hình phạt.

3.1.2. Những sai sót trong thực tiễn hoạt động quyết định hình phạt của Toà án nhân dân.

của Toà án nhân dân.

Thực tiễn áp dụng BLHS năm 1999 trong những năm qua đã cho thấy tình trạng quyết định hình phạt không đúng vẫn còn tồn tại và là một trong những nhƣợc điểm lớn trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Toà án. Qua tìm hiểu thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của Toà án trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2001 đến nay) đã cho thấy tình trạng quyết định hình phạt không đúng vẫn xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng nguyên nhân chủ yếu nhất lại xoay quanh vấn đề tuân thủ và áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt. Mặc dù các căn cứ quyết định hình phạt đã đƣợc quy định rất rõ tại Điều 45 BLHS năm 1999 và đƣợc hƣớng dẫn khá tỷ mỷ trong các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nhƣng việc áp dụng khi quyết định hình phạt vẫn có những sai sót đáng kể. Cụ thể:

Thứ nhất: Sai sót trong việc áp dụng các quy định của BLHS.

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm cho thấy việc quyết định hình phạt của Toà án cấp sơ thẩm còn sai sót trong việc áp dụng các quy định của BLHS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành BLHS năm 1999. Sai sót chủ yếu là không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết định khung hình phạt. Đây là một trong những nguyên nhân của việc cải sửa bản án cấp sơ thẩm. Một số tình tiết định khung hình phạt (chủ yếu là định khung tăng nặng) thƣờng áp dụng không đúng là: tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ, phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với trẻ em dƣới 13 tuổi...

Ví dụ: Ngày 3/2/2003, Hoàng Trung Hiếu đi xe máy va chạm với ông Lƣơng Phúc Bình bị ông Bình dùng tay đấm vào mặt. Tiếp đó, anh Lƣơng Ngọc Quyến (con trai ông Bình) xông vào đánh Hiếu. Hiếu nhặt một viên gạch đỏ ném vào giữa đỉnh đầu ông Bình làm viên gạch vỡ đôi. Thấy đánh

nhau, Vũ Chí Công (em họ Hiếu), Nguyễn Minh Quân, Giáp Mạnh Toàn chạy đến. Công xông vào đánh ông Bình thì bị trƣợt chân ngã liền bị ông Bình cầm gạch ném trúng lƣng. Ông Bình bị Quân dùng gạch ném trúng thái dƣơng bên trái và bị Toàn xông đến đạp, đá vào bụng. Quyến cầm 2 chiếc búa đinh vào giải cứu và đƣa ông Bình đi cấp cứu nhƣng bị tử vong.

Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93, điểm p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 xử phạt Hoàng Trung Hiếu 19 năm tù; Nguyễn Minh Quân 12 năm tù; Giáp Mạnh Toàn 10 năm tù; Vũ Chí Công 8 năm tù.

Trong vụ án này, Hiếu có lỗi nhỏ là va xe máy vào ông Bình (không gây hậu quả gì) nhƣng lại bị ông Bình và con trai là Quyến xông vào đánh nên Hiếu mới nhặt viên gạch và ném vào đỉnh đầu ông Bình. Nhƣ vậy, Hiếu phạm tội trong trạng thái tinh thần có bị kích động do hành vi trái pháp luật của nạn nhân và ngƣời nhà nạn nhân. Do nạn nhân có lỗi nên việc xác định các bị cáo phạm tội mang tính chất côn đồ của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm là thiếu chính xác. Với nhận định đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 giảm án cho bị cáo Hoàng Trung Hiếu xuống 13 năm tù, Quân 9 năm tù, Toàn 6 năm 6 tháng tù, Công 5 năm 6 tháng tù.

Thứ hai: Sai sót trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội. Nguyên nhân của những sai sót này không phải là do quy định của BLHS không rõ ràng hay thiếu hƣớng dẫn của TAND tối cao mà do Hội đồng xét xử chƣa thực sự tuân thủ các hƣớng dẫn của TAND tối cao, chƣa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên đã không đánh giá đầy đủ, toàn diện các tình tiết của vụ án hoặc bỏ sót các tình tiết thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội khi quyết định hình phạt.

Ví dụ: Sau khi nghe tiếng gây lộn giữa Phạm Văn Nƣơng với anh trai mình, Lê Hữu Phƣớc đã cầm một con dao dài khoảng 30 cm từ trong nhà chạy ra định chém Nƣơng nhƣng khi gặp Phạm Huỳnh Mai và Phạm Thị

Đông đều là em của Nƣơng, Phƣớc đã chém vào đầu anh Mai gây thƣơng tích 2%, chém vào tay của Đông gây thƣơng tích 14%. Hành vi của Phƣớc thuộc trƣờng hợp “dùng hung khí nguy hiểm, gây thƣơng tích cho nhiều ngƣời, phạm tội có tính chất côn đồ”. Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm đã xử bị cáo theo khoản 2 Điều 104 BLHS năm 1999 là đúng nhƣng chỉ phạt Phƣớc 36 tháng tù và cho hƣởng án treo là đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, không đảm bảo đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật.

Những sai sót khi đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân ngƣời phạm tội trong những năm gần đây tuy xảy ra không nhiều nhƣng cũng đã làm cho việc quyết định hình phạt thiếu chính xác theo hai chiều hƣớng:

Quyết định hình phạt quá mức nghiêm khắc đối với người phạm tội. Ví dụ: Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2003, Phan Viết Thắng có 4 lần hiếp dâm cháu Lê Thị Phƣơng sinh năm 1993. Thắng có một tiền án 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản nên trong lần phạm tội này đƣợc xác định là tái phạm. VKSND cấp sơ thẩm đề xuất mức hình phạt từ 18 đến 20 năm tù nhƣng Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã áp dụng khoản 4 Điều 112, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 xử phạt tù chung thân đối với Phan Viết Thắng. Qua nghiên cứu hồ sơ cho thấy khám nghiệm y tế xác định cháu Phƣơng không bị rách màng trinh, bộ phận sinh dục không bị tổn thƣơng, các biểu hiện về tâm, sinh lý của cháu Phƣơng vẫn bình thƣờng. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã nhận định trong trƣờng hợp này việc áp dụng mức hình phạt tù chung thân là quá nghiêm khắc, do đó đã giảm án cho bị cáo xuống 20 năm tù.

Quyết định mức hình phạt quá nhẹ đối với người phạm tội, chƣa đủ tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm. Ví dụ: Tại bản án hình sự số 70/HSST ngày 8/6/2004, bị cáo Bùi Hồng Nhân đã bị TAND tỉnh Bến Tre áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 xử phạt 13 năm tù về tội giết ngƣời.

Sau khi xét xử sơ thẩm, đại diện gia đình ngƣời bị hại kháng cáo yêu cầu tăng bồi thƣờng và tăng án đối với bị cáo, Viện trƣởng VKSND tỉnh Bến Tre có quyết định kháng nghị yêu cầu xử bị cáo theo khoản 1 Điều 93. Khi giải quyết vụ án, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét thấy chỉ vì có mâu thuẫn với anh Phƣơng (nạn nhân), Bùi Hồng Nhân đã vào nhà chị Hoàng lấy 2 con dao, cầm trên tay đi tìm Phƣơng. Lúc gặp nhau, anh Phƣơng có cầm be gỗ đánh Nhân làm rớt 1 con dao. Nhân sử dụng con dao còn lại đuổi theo Phƣơng. Khi Phƣơng chạy bị vấp ngã liền bị Nhân đâm 1 nhát vào sƣờn bên phải, lƣới dao xuyên vào lồng ngực làm thủng thuỳ phổi và gan gây mất máu dẫn đến tử vong. Do hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất côn đồ, xem thƣờng tính mạng ngƣời khác nên Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 tuyên phạt Bùi Hồng Nhân 20 năm tù về tội giết ngƣời.

Thứ ba: Sai sót chủ yếu và có tính phổ biến trong việc quyết định hình phạt là không áp dụng, áp dụng không đúng hoặc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS một cách tuỳ tiện, thiếu căn cứ. Thực trạng này có một phần nguyên nhân từ năng lực, trình độ của những ngƣời tiến hành tố tụng còn hạn chế trong công tác thu thập, đánh giá, xác minh chứng cứ, khám nghiệm hiện trƣờng, giám định... và cũng do một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS chƣa đƣợc giải thích rõ ràng. Có Thẩm phán còn phụ thuộc nhiều vào hồ sơ của cơ quan điều tra: “Cứ bám sát hồ sơ cơ quan điều tra đã lập sẽ an toàn hơn là việc cải sửa, chẳng biết đâu đấy lại mang vạ vào thân” [53, tr.33]. Vì vậy, một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS thƣờng bị áp dụng sai là: tình tiết ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú; phạm tội nhƣng chƣa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả; phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm... Hậu quả pháp lý của việc không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đã dẫn đến việc quyết định hình phạt hoặc là quá nhẹ, hoặc là quá nặng so với hành vi phạm tội và

nhân thân ngƣời phạm tội. Ngoài ra, việc áp dụng tuỳ tiện các tình tiết giảm nhẹ TNHS còn làm cho việc quyết định hình phạt theo Điều 47 hoặc theo Điều 60 BLHS năm 1999 không có căn cứ và vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự.

Ví dụ 1: Năm 2003, Phan Sỹ Quốc Vỹ là ngƣời khởi xƣớng vụ cƣớp cùng đồng bọn. Vỹ là ngƣời dùng dao nhọn uy hiếp ngƣời bị hại để cƣớp tài sản. Vụ án bị phát hiện, 2 tên đồng bọn của Vỹ bị bắt còn Vỹ thì bỏ trốn, sau đó mới ra đầu thú. TAND huyện S, Thành phố H áp dụng điểm o, khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 đối với Vỹ là không chính xác. Theo Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 về giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, phải áp dụng khoản 2 Điều 46 để giảm nhẹ TNHS cho Vỹ mới đúng 9, tr.6.

Ví dụ 2: Mai Thị Phƣợng cùng hai con là Lý Thị Thắm và Lý Văn Thế bàn với nhau móc nối với ngƣời nƣớc ngoài mang cháu Đàm Văn Huấn sinh ngày 25/10/1998 là con anh chồng của Thắm sang Trung Quốc bán. Sau thời gian bán cháu Huấn trọt lọt, Ma Thị Phƣợng lại cùng Lý Thị Thắm đƣa chị Hoàng Thị Luyến sang Trung Quốc bán. Án sơ thẩm áp dụng điểm d khoản 2 Điều 119; điểm đ khoản 2 Điều 120; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm n,g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 xử phạt Lý Thị Thắm 15 năm tù về tội mua bán trẻ em, 5 năm tù về tội mua bán phụ nữ; Ma Thị Phƣợng 12 năm tù về tội mua bán trẻ em và 6 năm tù về tội mua bán phụ nữ.

Trong vụ án này, các bị cáo Phƣợng và Thắm phạm hai tội là mua bán trẻ em và mua bán phụ nữ, mỗi tội Phƣợng và Thắm chỉ phạm 1 lần. Việc Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm cho rằng các bị cáo Phƣợng và Thắm phạm tội đối với cháu Huấn và chị Luyến là tình tiết phạm tội nhiều lần và áp dụng thêm điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 để xét xử đối với các bị cáo là không chính xác.

Ví dụ 3: Hoàng Văn Đua bị Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xử phạt 8 năm tù về tội giết ngƣời theo khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999. Bản án sơ thẩm xác định bị cáo Đua có một tiền án 9 tháng tù về tội đe doạ giết ngƣời

chƣa đƣợc xoá án nên lần phạm tội này bị coi là tái phạm theo điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án lại thể hiện bị cáo Hoàng Văn Đua có 2 tiền án là:

Tiền án thứ nhất: Bị cáo Đua đã bị xử 12 tháng tù về 2 tội đe doạ giết ngƣời và trốn khỏi nơi giam theo Bản án số 02/HSST ngày 25/3/1997 (hạn tù tính từ ngày bắt chấp hành án và đƣợc trừ đi 2 tháng 2 ngày tạm giam).

Tiền án thứ hai: Bị cáo Đua lại bị xử 9 tháng tù về tội đe doạ giết ngƣời theo Bản án số 07/HSST ngày 4/5/2001 (hành vi đe doạ giết ngƣời xảy ra ngày 27/8/2000, hạn tù tính từ khi bắt tạm giam ngày 27/12/2000).

Nhƣ vậy, ở tiền án thứ hai, bị cáo đã bị coi là tái phạm vì theo điểm b khoản 2 Điều 64, phải đến tháng 3 năm 2001 bị cáo mới đƣợc đƣơng nhiên xoá án (hết tiền án thứ nhất) nhƣng ngày 27/8/2000 bị cáo lại phạm tội tiếp. Vì vậy, lần phạm tội giết ngƣời này, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 49 BLHS năm 1999, bị cáo Hoàng Văn Đua phải bị coi là phạm tội trong trƣờng hợp tái phạm nguy hiểm mới đúng.

Ví dụ 4: Nguyễn Hữu Nam phạm tội hiếp dâm. Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 46) với lý do bị cáo đã công khai xin lỗi nạn nhân và hứa lấy nạn nhân làm vợ nhƣng bị nạn nhân từ chối để xử phạt Nam 36 tháng tù nhƣng cho hƣởng án treo. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm từ nhận định việc áp dụng tình tiết này để giảm nhẹ TNHS cho bị cáo là tuỳ tiện, trái pháp luật nên đã giữ nguyên mức hình phạt 36 tháng tù nhƣng không cho hƣởng án treo đối với Nguyễn Hữu Nam.

Tóm lại, những sai sót khi quyết định hình phạt tuy một phần cũng là do những nguyên nhân khách quan nhƣng nguyên nhân chủ quan lại mang tính quyết định. Đó chính là ý thức, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác xét xử chƣa đƣợc phát huy, vẫn có những trƣờng hợp sai phạm do thiếu thận trọng khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, lệ thuộc vào kết quả sẵn có của cơ quan điều tra, chƣa thực sự công tâm khi cân nhắc, áp dụng các căn

cứ quyết định hình phạt. Ngoài áp lực của công việc, của cuộc sống, một số cán bộ làm công tác xét xử chƣa thực sự chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ nên vẫn còn trƣờng hợp nhận thức chƣa đúng các quy định mới của BLHS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành BLHS. Mặt khác, do trình độ hiểu biết, nắm bắt pháp luật nói chung, chƣa kể trong các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành của Hội thẩm nhân dân (đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa) còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sự phụ thuộc của Hội thẩm nhân dân vào Thẩm phán... Tất cả những nguyên nhân đó ở chừng mực nhất định đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung và tính đúng đắn của hoạt động quyết định hình phạt nói riêng.

Một phần của tài liệu Căn cứ quyết định hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)