c, Việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích của hình phạt.
2.2.2. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
vi phạm tội.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn lập pháp hình sự Việt Nam, tội phạm đƣợc quy định trong BLHS là do có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. “Tính nguy hiểm cho xã hội” của tội phạm không chỉ là một đặc điểm cơ bản mà còn là thuộc tính khách quan, thể hiện bản chất xã hội của từng hành vi phạm tội cụ thể. Tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội bởi vì nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhƣng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm 2, tr.13- 14. Theo đó, khái niệm tính nguy hiểm cho xã hội luôn bao hàm trong nó dấu hiệu tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Chính vì vậy, nhà làm luật đã dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để xây dựng các điều luật quy định về các tội phạm cụ thể và đồng thời cũng quy định các khung hình phạt tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi tội phạm (hành vi phạm tội càng nguy hiểm cho xã hội thì khung hình phạt càng cao và ngƣợc lại).
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm đã cho thấy các trƣờng hợp phạm tội diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp và không bao giờ giống nhau một cách tuyệt đối, kể cả các trƣờng hợp cùng phạm một tội cụ thể cũng luôn khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Do đó, để quyết định hình phạt đối với mỗi hành vi phạm tội cụ thể, luật bắt buộc Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đây là yêu cầu có tính chất quyết định đến khả năng đạt đƣợc các mục đích của hình phạt ở các mức độ khác nhau khi lựa chọn loại và mức hình phạt áp dụng đối với ngƣời bị kết án. Nếu chỉ dựa vào căn cứ thứ nhất là các quy định của BLHS thì chƣa thể quyết định đƣợc loại và mức hình phạt tƣơng xứng với từng trƣờng hợp phạm tội cụ thể. Chính vì vậy, nhà làm luật đã xác định căn cứ thứ hai của việc quyết định hình phạt là khi quyết định hình phạt, Tòa án phải “cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội”.
Căn cứ quyết định hình phạt thứ hai này có ý nghĩa pháp lý - xã hội đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho Hội đồng xét xử có cơ sở vững chắc và điều kiện để lựa chọn và quyết định hình phạt với mức độ cụ thể tƣơng xứng với hành vi phạm tội, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên tắc cá thể hoá hình phạt trong quyết định hình phạt. Hình phạt chỉ có thể phát huy đƣợc tác dụng khi nó đƣợc tuyên phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Nói cách khác, chỉ khi hình phạt đƣợc lựa chọn tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì việc quyết định hình phạt mới đƣợc thực hiện. Có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc sự bình đẳng, thống nhất, chính xác khi quyết định hình phạt đối với các trƣờng hợp phạm tội khác nhau về cùng một tội hay trong cùng một khung hình phạt.
Mặc dù Điều 45 BLHS năm 1999 buộc Tòa án khi quyết định hình phạt phải “cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” nhƣng dựa vào tiêu chí nào để làm cơ sở cho việc “cân nhắc” thì luật lại không quy định. Vậy, dựa vào cái gì để Toà án đánh giá đúng tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội? Trong thực tiễn, các tiêu chí làm cơ sở cho việc cân nhắc đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thực chất chỉ tồn tại trong lý luận của khoa học pháp lý hình sự, trong ý thức và kinh nghiệm của những ngƣời trực tiếp làm công tác xét xử các vụ án hình sự.
Qua tìm hiểu hoạt động quyết định hình phạt của Toà án và tập hợp một số quan điểm khá phổ biến 21, tr.321; 24, tr.170; 27, tr.95; 32, tr.205-206
có thể thấy, việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong thực tiễn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở những tiêu chí cơ bản sau:
- Tính chất, tầm quan trọng của khách thể bị tội phạm xâm hại;
- Tính chất của hành vi phạm tội nhƣ thủ đoạn, công cụ, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm;
- Tính chất và mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe doạ gây ra; - Hoàn cảnh phạm tội;
- Hình thức thực hiện tội phạm riêng lẻ hay đồng phạm;
- Mức độ thực hiện tội phạm nhƣ chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt; - Hình thức lỗi (cố ý, vô ý), mức độ lỗi, tính chất của động cơ;
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
- Những đặc điểm về nhân thân ngƣời phạm tội có ảnh hƣởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội...
Tuy đã có cách hiểu tƣơng đối thống nhất nhƣng việc không quy định cụ thể các tiêu chí làm cơ sở để cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội vẫn là một hạn chế lớn của BLHS năm 1999 về quyết định hình phạt. Hạn chế này đã làm cho việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cả trong lý luận lẫn trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của Toà án các cấp thƣờng gặp rất nhiều khó khăn và không tránh khỏi tình trạng tuỳ tiện làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng quyết định hình phạt. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự theo BLHS năm
1999 đã cho thấy, do chƣa có những tiêu chí, cơ sở thống nhất để Toà án có điều kiện đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nên nhiều trƣờng hợp Toà án đã tuyên những hình phạt không tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Thực tiễn đó đòi hỏi BLHS cần quy định cụ thể, chi tiết các tiêu chí chuẩn, có giá trị phản ánh đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhằm đảm bảo việc áp dụng căn cứ thứ hai đƣợc chính xác, thống nhất.
Trên cơ sở các quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo cho hình phạt đƣợc tuyên tƣơng xứng với hành vi phạm tội. Để đạt đƣợc mục đích đó, có quan điểm cho rằng khi quyết định hình phạt, Toà án phải căn cứ vào cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội 21, tr.320; 24, tr.170-171; 27, tr.94; 32, tr.205. Đây là vấn đề cần phải làm sáng tỏ để đảm bảo đúng giá trị pháp lý và ý nghĩa xã hội của căn cứ thứ hai trong quyết định hình phạt. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự đã cho thấy việc đánh giá đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là rất khó khăn. Có những bản án, Hội đồng xét xử không nêu và chỉ ra đƣợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà chỉ đánh giá chung là “hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội” 27, tr. 93. Mặt khác, quyết định hình phạt là lựa chọn loại hình phạt cụ thể với mức độ nhất định trong phạm vi khung hình phạt của điều luật về tội phạm đã quy định. Việc nhà làm luật xây dựng các khung hình phạt khác nhau trong một điều luật về tội phạm chính là sự phản ánh sự tƣơng quan với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Còn các mức độ khác nhau của hình phạt trong giới hạn từ tối thiểu đến tối đa của mỗi khung hình phạt lại phản ánh sự tƣơng quan với các mức độ nguy hiểm khác nhau cho xã hội của hành vi phạm tội. Nhƣ vậy, tính chất nguy hiểm cho xã hội là cơ sở để xác định khung hình phạt tƣơng xứng với hành vi phạm tội. Chúng tôi cho
rằng khi quyết định hình phạt nếu lại căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là chƣa khoa học và thiếu chính xác vì một tình tiết đã đƣợc sử dụng làm yếu tố định khung hình phạt thì không thể đƣợc sử dụng một lần nữa khi quyết định hình phạt. Điều đó không những vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc công bằng của luật hình sự mà quan trọng hơn còn làm xấu đi tình trạng pháp lý của bị cáo.