c, Việc tuân thủ căn cứ quyết định hình phạt là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích của hình phạt.
2.2. Quy định của BLHS năm 1999 về các căn cứ quyết định hình phạt.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn trung tâm, mang tính chất quyết định của quá trình tố tụng hình sự. Bản chất của giai đoạn này là Toà án thông qua việc kiểm tra, đánh giá toàn bộ chứng cứ, căn cứ vào kết quả thẩm vấn, tranh tụng dân chủ và tuân theo các quy định của BLHS hiện hành để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội của một ngƣời có phải là tội phạm hay không. Và nếu có tội thì Toà án, nhân danh Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để tuyên phạt, buộc ngƣời phạm tội phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Nhƣ vậy, hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Toà án chỉ đƣợc coi là đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng khi xác định đúng tội danh và khung hình phạt; lựa chọn đƣợc loại hình phạt và mức hình phạt phù hợp để áp dụng đối với ngƣời bị kết án. Bất kỳ sự sai sót nào trong việc giải quyết vấn đề tội danh hay hình phạt đều dẫn tới những hậu quả khôn lƣờng cho ngƣời phạm tội và xã hội. Về nguyên tắc, nếu định tội danh sai sẽ dẫn tới việc quyết định hình phạt sai (về khung, loại và mức hình phạt). Nhƣng ngay cả trong trƣờng hợp định tội danh đúng thì việc quyết định hình phạt sai vẫn có khả năng xảy ra. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân nhƣ việc quyết định hình phạt chỉ phản ánh ý chí chủ quan, mang đậm yếu tố tình cảm của ngƣời quyết định... nhƣng chủ yếu vẫn do vận dụng chƣa đúng các căn cứ quyết định hình phạt. Vì vậy, quyết định hình phạt đúng hay sai đều có quan hệ chặt chẽ đến việc tuân thủ các căn cứ quyết định hình phạt. Điều đó đã khẳng định các căn cứ quyết định hình phạt có vị trí, vai trò
đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quyết định hình phạt của Toà án các cấp.
Chính vì vậy, để đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt, hạn chế đến mức tối đa sự vi phạm các quyền con ngƣời trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, Điều 45 BLHS năm 1999 đã quy định các căn cứ quyết định hình phạt mà Toà án bắt buộc phải dựa vào khi quyết định hình phạt. Chỉ khi tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các căn cứ pháp lý này thì Hội đồng xét xử mới có thể quyết định hình phạt đúng pháp luật, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, làm tiền đề cho việc đạt đƣợc các mục đích của hình phạt. Theo quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999, các căn cứ quyết định hình phạt gồm:
+ Quy định của Bộ luật hình sự;
+ Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; + Nhân thân ngƣời phạm tội;
+ Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Mỗi căn cứ quyết định hình phạt trên đây đều là những yếu tố khách quan, có nội dung, yêu cầu cụ thể và có tính độc lập tƣơng đối để Toà án dựa vào khi quyết định hình phạt. Nhƣng điều đó không có nghĩa là khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử lại vận dụng độc lập từng căn cứ hay đánh đồng chúng mà phải thấy đƣợc mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa các căn cứ. Tính độc lập là cơ sở cho sự tồn tại của mỗi căn cứ và cũng là cơ sở để vận dụng đúng các căn cứ quyết định hình phạt, đảm bảo tính khách quan, công bằng của hoạt động quyết định hình phạt.
So với Điều 37 BLHS năm 1985, các căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 BLHS năm 1999 về cơ bản vẫn đƣợc giữ nguyên, trừ căn cứ thứ tƣ về các tình giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự đã có một số sửa đổi cho phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.