Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34)

gia tố tụng

Trong quá trình KSĐT vụ án hình sự, KSV chủ động yêu cầu ĐTV giải thích và đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ người bị tạm giữ, bị can và những người tham gia tố tụng khác trong hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 62 BLTTHS.

Kiểm sát việc lấy lời khai người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án, người làm chứng của ĐTV: KSV chủ động yêu cầu ĐTV lấy lời khai người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng; không để sót những người làm chứng quan trọng mà họ trực tiếp nghe được, nhìn thấy hành vi phạm tội, bảo đảm cho họ quyền đưa ra tài liệu, đồ vật những yêu cầu của mình để làm rõ vụ án; nếu thấy cần thiết thì đồng thời với việc ghi lời khai, có thể ghi âm, chụp ảnh, ghi hình.

Kiểm sát việc hỏi cung bị can của ĐTV: KSV phải chủ động bàn với ĐTV về kế hoạch và đề ra yêu cầu hỏi cung bị can ngay sau khi khởi tố bị can để làm rõ các vấn đề có liên quan đến tội phạm đã khởi tố.

Trong quá trình KSĐT vụ án hình sự, khi xác định bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa, thì KSV yêu cầu ĐTV báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT có văn bản yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34)