Lãnh đạo một số VKS quận, huyện có nơi, có lúc chưa kiểm tra sâu sát, chặt chẽ quá trình KSĐT vụ án, khi giao án cho các KSV chưa quan tâm đến năng lực nghiệp vụ nên có nhiều vụ án phức tạp, dư luận quần chúng quan tâm nhưng lại giao cho KSV thiếu kinh nghiệm, năng lực nghiệp vụ hạn chế nên đã gặp nhiều sai sót. Việc kiểm tra các KSV thực hiện các thao tác nghiệp vụ đã được quy định trong quy chế THQCT và KSĐT chưa được thường xuyên nên không phát hiện ra thiếu sót của KSV để uốn nắn kịp thời. Những sai sót trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành này có thể dẫn tới việc phải đình chỉ điều tra, bị Tòa án trả hồ sơ hoặc trả hồ sơ cho CQĐT yêu cầu điều tra bổ sung...
Năng lực, trình độ chuyên môn trong công tác KSĐT của một số KSV còn nhiều hạn chế nên không phát hiện ra vi phạm của ĐTV trong quá trình KSĐT.
Không chấp hành nghiêm chỉnh quy chế THQCT và KSĐT các vụ án hình sự nên không phát hiện được các mâu thuẫn, thiếu sót trong suốt quá trình điều tra của CQĐT.
Một số KSV được phân công KSĐT vụ án chưa có ý thức trách nhiệm cao với công việc, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động KSĐT, nhất là KSĐT từ đầu, kiểm sát kết thúc điều tra dẫn đến khi hồ sơ kết thúc điều tra mới phát hiện sai sót hoặc không phát hiện được sai sót nên hồ sơ phải hoàn trả lại CQĐT để yêu cầu điều tra bổ sung. Cá biệt có KSV còn chủ quan, nể nang, ngại va chạm với ĐTV trong quá trình KSĐT vụ án đã dẫn đến vụ án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Một số ĐTV năng lực còn nhiều hạn chế, ý thức phối hợp trong điều tra vụ án chưa cao có biểu hiện "quyền anh, quyền tôi", không chấp hành nghiêm BLTTHS như: đã không kịp thời thông tin tội phạm, gửi các văn bản tố tụng cho VKS, không kịp thời thông báo diễn biến quá trình điều tra vụ án với KSV; không thực hiện các yêu cầu điều tra của VKS...nên chất lượng hồ sơ không đảm bảo yêu cầu gây khó khăn cho hoạt động THQCT, KSĐT.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu với những quy định chung về chức năng, nhiệm vụ của ngành, thông qua thực tiễn thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKS Hải Phòng, Luận văn đã đánh giá các thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế để có cơ sở đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Luận văn cũng chỉ ra những bất cập của pháp luật trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, cơ cấu tổ chức của VKS để từ đó, đề xuất với các cơ quan chức năng điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện thuận lợi đưa các quy định của pháp luật vào đời sống thực tiễn.
Chương 3