Hoạt động áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54)

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Luật tổ chức VKSND năm 2002, thời gian qua VKSNDTP Hải Phòng trong hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự đã có nhiều cố gắng, từng bước khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng công tác. Số người bị tạm giữ hình sự sau phải trả tự do giảm đáng kể theo từng năm, không có trường hợp nào do bắt, tạm giữ oan bị chết...

(xem bảng 2.2 phụ lục 1).

Tuy nhiên, qua tổng kết hoạt động của VKSNDTP Hải Phòng cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, các trường hợp trả tự do do hành vi cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ cao, việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, phân loại, đánh giá chứng cứ trước khi phê chuẩn gia hạn tạm giữ còn chưa chặt chẽ. Có trường hợp chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội nhưng VKS vẫn phê chuẩn sau đó phải trả tự do. Cá biệt có một số đơn vị ở những thời điểm nhất định tỷ lệ bắt, tạm giữ sau xử lý hành chính hoặc trả tự do (quận Lê Chân: 01, Kiến An: 04, Ngô Quyền: 01, huyện An Dương: 03, Thủy Nguyên: 04, Kiến Thụy: 01, Phòng 1: 01, Phòng 2: 04 trường hợp…) (Xem mục 2.2 phụ lục 2).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

Nguyên nhân chủ quan: Sự phối hợp giữa các CQTHTT trong việc giải quyết các trường hợp tạm giữ có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, thiếu thống nhất. Chưa khẩn trương tiến hành thủ tục trưng cầu giám định pháp y hoặc tiến hành định giá tài sản cho nên đã hết thời hạn tạm giữ mà vẫn chưa có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Cán bộ, KSV làm công tác kiểm sát việc tạm giữ chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của công tác này. Chưa nắm vững được các quy định của pháp luật nên việc vận dụng cũng như áp dụng vào công việc không phù

hợp các quy định, thực hiện chưa hết trách nhiệm, chưa nắm bắt kịp thời các vụ việc xảy ra để có biện pháp phối hợp giải quyết nhanh đảm bảo đúng pháp luật. Đôi khi do nể nang, không kiên quyết nên có trường hợp VKS phê chuẩn gia hạn tạm giữ mà sau đó phải trả tự do cho đối tượng.

Nguyên nhân khách quan: Do những quy định của pháp luật đối với một số loại tội phải có kết luận của giám định, thời gian tiến hành giám định thường kéo dài, cơ quan giám định cấp tỉnh chưa hoàn thiện để giám định tất cả các vụ việc. Vì vậy một số vụ việc liên quan tới vàng, kim loại quý hiếm…khi giám định vẫn phải nhờ đến Viện khoa học kỹ thuật hình sự nên mất rất nhiều thời gian trong khi thời gian tạm giữ ngắn so với vụ việc cần giám định.

Một số vướng mắc do quy định của pháp luật về một số loại tội yêu cầu phải có giám định.

Đối với loại tội cố ý gây thương tích: Để có căn cứ khởi tố vụ án, bị can thì buộc phải có kết quả giám định về tổn hại sức khỏe của nạn nhân. Thời gian giám định thường kéo dài, CQTHTT không khẩn trương tiến hành giám định nên thời gian tạm giữ đã hết nhưng chưa có kết quả giám định. Có vụ án người bị hại từ chối đi giám định gây khó khăn cho CQTHTT. Trong trường hợp phạm tội theo Khoản 1 Điều 104 BLHS mà người bị hại rút đơn theo quy định pháp luật buộc phải trả tự do cho đối tượng.

Đối với loại tội thuộc chương xâm phạm sở hữu: Sau loại hành vi cố ý gây thương tích thì tỷ lệ hành vi xâm phạm sở hữu đứng thứ hai. Loại án này thường vướng mắc ở những điểm sau:

- Không xác định được chủ sở hữu, việc định giá tài sản cũng còn nhiều bất cập, có trường hợp cơ quan định giá không định giá được tài sản. Một số vụ án ban đầu có dấu hiệu hình sự sau lại chuyển hóa thành vụ án dân sự.

- Việc phối hợp giữa CQĐT, VKS trong việc đánh giá căn cứ để kết tội có lúc chưa thống nhất, chưa đánh giá đúng đối tượng, chứng cứ kết tội nên không củng cố được hồ sơ, chứng cứ vì vậy buộc phải trả tự do.

- Hành vi phạm tội rõ ràng nhưng lại không đảm bảo về mặt chủ thể thực hiện tội phạm. Sau khi tạm giữ mới phát hiện đối tượng có biểu hiện tâm thần cần phải đi giám định để có kết luận chính xác.

- Xác định sai thẩm quyền do địa điểm phạm tội thuộc địa bàn khác.

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)