Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 46)

KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.2.1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng Hải Phòng

VKSNDTP Hải Phòng được thành lập từ năm 1960 cùng với sự ra đời của hệ thống VKSND của nước ta. Hiện nay, tổ chức bộ máy của VKSNDTP Hải Phòng có 12 phòng; bao gồm: Phòng THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự trị an xã hội (gọi tắt là phòng 1A); Phòng THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử sơ thẩm án kinh tế, chức vụ (gọi tắt là phòng 1); Phòng THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh, ma túy (gọi tắt là phòng 2); Phòng THQCT, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc, tái thẩm án hình sự (gọi tắt là phòng 3); Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (gọi tắt là phòng 4); Phòng kiểm sát thi hành án dân sự (gọi tắt là phòng 10); Phòng kiểm sát việc giải quyết án dân sự (gọi tắt là phòng 5); Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh tế, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật (gọi tắt là phòng 12); Phòng kiểm sát việc khiếu tố (gọi tắt là phòng 7); Phòng Thống kê tội phạm, Phòng tổ chức cán bộ (gọi tắt là phòng 9); Văn phòng tổng hợp và 15 VKS quận, huyện cơ cấu tổ chức gồm ba bộ phận công tác: bộ phận THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật, kiểm sát thi hành án và bộ phận văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và khiếu tố.

Tính đến ngày 30/11/2011, VKSNDTP Hải Phòng có 294 người. Về trình độ chuyên môn có 01 người là tiến sĩ, 02 là Thạc sĩ luật đang nghiên cứu sinh, 30 người là Thạc sĩ luật và đang học cao học, 247 người là Cử nhân luật

và các chuyên ngành khác, 4 người tốt nghiệp Cao đẳng Kiểm sát, 3 người tốt nghiệp Trung cấp, văn thư lưu trữ. Về trình độ chính trị: 16 người tốt nghiệp Cử nhân hoặc Cao cấp chính trị, 95 người tốt nghiệp Trung cấp hoặc tương đương. Cấp tỉnh: 1 người là Viện trưởng, 3 người là Phó Viện trưởng, 44 người là KSV cấp tỉnh, 10 người là KSV cấp huyện, 25 người là Kiểm tra viên, chuyên viên, cán sự, kế toán.., 11 người là nhân viên hợp đồng. Cấp huyện: 15 người là Viện trưởng VKSND cấp huyện, 23 người là Phó Viện trưởng, 7 KSV trung cấp, 96 người là KSV cấp huyện, 98 người là Kiểm tra viên, chuyên viên, kế toán...

Theo đó số lượng KSV, Kiểm tra viên, chuyên viên làm công tác THQCT, KSHĐTP trong giai đoạn điều tra được phân bổ như sau:

- Cấp tỉnh: 30 người, trong đó KSV cấp tỉnh: 19 người; KSV cấp huyện: 7 người; chuyên viên: 4 người;

- Cấp huyện: 156 người, trong đó KSV: 80 người; Cán bộ: 66 người; VKS thành phố thường xuyên rà soát, kiện toàn số cán bộ, KSV làm công tác THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, từng bước chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu cải cách tư pháp bảo đảm trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ giữa các KSV, cán bộ chuyên viên chưa đồng đều. Sự phân công, bố trí nhân lực chưa hợp lý nên công tác THQCT và KSĐT vụ án hình sự vẫn còn những tồn tại.

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)