Hoàn thiện các quy định Hiến pháp về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91)

của Viện kiểm sát

Hệ thống tổ chức VKS là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, do Quốc Hội lập ra trên cơ sở quy định của Hiến pháp. Đảng ta chủ trương xây dựng một nền công tố vững mạnh, phục vụ thiết thực và hiệu quả cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, vi phạm pháp luật, trong đó VKS giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động điều tra.

Theo định hướng của Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, trong đó đề cập đến vấn đề nghiên cứu việc chuyển mô hình VKS thành Viện công tố. Vậy nếu chuyển mô hình VKS sang Viện công tố thì sự khác biệt có tính căn bản giữa VKS hiện nay và Viện công tố trong tương lai đối với hoạt động điều tra là gì? VKS sẽ trực tiếp quyết định mọi vấn đề trong Tố tụng hình sự như bắt, giam, tha, khởi tố… hay chỉ là quy định việc phê chuẩn quyết định của CQĐT? Vấn đề gắn công tố với hoạt động điều tra sẽ thực hiện như thế nào, VKS chỉ đạo hoạt động điều tra thế nào, bằng các quyết định hay là yêu cầu điều tra như hiện nay, hiệu lực của các yêu cầu điều tra của VKS bằng sẽ được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp nào, hệ thống CQĐT vẫn tồn tại như hiện nay hay nằm trong Viện công tố? Tăng cường công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra như thế nào… sẽ được làm rõ trong thời gian tới.

Một thực tế là trên thế giới hiện nay, mô hình tổ chức cơ quan công tố cũng có nhiều kiểu. Có nước Viện công tố chỉ thực hiện duy nhất một chức năng là THQCT, nhưng có nước Viện công tố lại thực hiện cả hai chức năng

THQCT và KSHĐTP. Vậy, mô hình Viện công tố Việt Nam sẽ được tổ chức như thế nào? Điều này sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ của VKS. Việc xác định mô hình sẽ ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát trong thời gian tới.

Hiện nay, trên diễn đàn khoa học pháp lý, có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này. Tựu chung có hai nhóm quan điểm: một là giữ nguyên mô hình như hiện nay và đương nhiên VKS vẫn có hai chức năng THQCT và KSHĐTP; hai là chuyển sang mô hình Viện công tố theo đó chức năng KSHĐTP không còn nữa. Viện công tố chỉ thực hiện một chức năng duy nhất là THQCT. Em đồng tình với quan điểm thứ nhất, bởi: điều kiện kinh tế xã hội nước ta chưa phát triển, xã hội dân sự chưa phát triển, chưa phù hợp với việc xây dựng nền công tố mạnh như các nước tư bản trên thế giới. Hơn nữa, thực tiễn THQCT và KSHĐTP của VKS hơn 50 năm qua đã chứng minh được hiệu quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn hai chức năng THQCT và KSHĐTP. Nước ta đang trong giai đoạn quá độ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cần thiết phải có một cơ quan thay mặt nhà nước giám sát mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thông qua chức năng kiểm sát sẽ cảnh báo cho Nhà nước những loại hình vi phạm pháp luật phổ biến ở một lĩnh vực, một ngành nào đó để giúp Đảng và Nhà nước có biện pháp chấn chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, bài học đáng lưu tâm là việc cắt giảm chức năng KSHĐTP trong lĩnh vực án dân sự ở nước ta đã dẫn đến hậu quả tỷ lệ án dân sự bị cải sửa, hủy tăng cao đến mức chính lãnh đạo của ngành Tòa án phải đề nghị Quốc Hội trả lại chức năng kiểm sát giải quyết án dân sự cho VKS. Từ những điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và thực tiễn thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKS trong thời gian qua cho thấy sự cần thiết phải có đầy đủ hai chức THQCT và KSHĐTP. Do vậy, em kiến nghị giữ nguyên điều 137 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001. Theo đó, VKS vẫn giữ nguyên hai chức năng THQCT và KSHĐTP như hiện nay.

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)