Những yêu cầu của cải cách tƣ pháp trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88)

Từ nay đến năm 2020 là một khoảng thời gian khá dài. Chắc chắn sẽ có nhiều yếu tố tác động. Các yếu tố này sẽ bao gồm yếu tố có tầm vĩ mô trong việc hoạch định có tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước về thể chế. Trong đó:

Thứ nhất: Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, trong đó có mô hình của VKS và chức năng nhiệm vụ của VKS trong công tác THQCT, KSĐT;

Thứ hai: Về chính sách hình sự sẽ có sự thay đổi lớn theo chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và hoạch định đến năm 2020 đã được cụ thể hóa theo Nghị quyết 48 ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị. Theo đó có một số điều luật mới bổ sung nhằm điều chỉnh một số quan hệ pháp luật phát sinh. Đồng thời một số điều luật trong BLHS hiện hành sẽ được sửa đổi căn bản theo hướng giảm mức hình phạt ở các

khung của điều luật theo hướng nhẹ hơn. Mở rộng hơn nữa việc áp dụng các loại hình phạt không phải là hình phạt tù đối với tội ít nghiêm trọng; hạn chế hình phạt tử hình…Xu hướng quy định như vậy là xuất phát từ chính sách hình sự của Nhà nước ta hiện nay là nhằm giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội. Mặt khác quy định này cũng phù hợp với xu thế hội nhập thế giới; ở nhiều quốc gia đã bỏ hình phạt tử hình. Tuy nhiên, đối với một số loại tội phạm gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, làm tổn hại đến an ninh quốc gia, nhóm tội tham nhũng, phá hoại hòa bình… thì cần phải áp dụng hình phạt tử hình mới đủ để nghiêm trị người phạm tội, có tác dụng răn đe phòng ngừa chung. Ví dụ ngoài các tội như giết người, phá hoại hòa bình, tội phạm chiến tranh… thì đối với một số tội như đối với một số tội như sản xuất, buôn bán hàng giả là mặt hàng thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Xuất phát từ thực tế hiện nay tình hình sản xuất, mua bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh đang diễn ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hành vi phạm tội cùng một lúc xâm phạm đến nhiều khách thể và đặc biệt là có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người. Do đó cần thiết phải duy trì hình phạt tử hình đối với loại tội này. Hoặc theo xu hướng kiên quyết đấu tranh đối với hành vi tham nhũng thì việc giữ lại hình phạt tử hình đối với loại tội này là cần thiết, nhằm thể hiện tính nhất quán, sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy lùi và trừng trị nghiêm khắc đối với tội tham nhũng.

Thứ ba: Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 theo hướng thay đổi căn bản về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ của VKS nói chung và chức năng, nhiệm vụ của VKS trong công tác THQCT, KSĐT nói riêng. VKS tiếp tục thực hiện hai chức năng: THQCT Nhà nước và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Tăng cường trách nhiệm của VKS trong hoạt động điều tra vụ án hình sự cũng như nâng cao hơn nữa việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động khởi tố, điều tra, giam, giữ... VKS vẫn là một cơ quan Nhà nước được quy định

trong Hiến pháp và là một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nước phù hợp với Hiến pháp; tiếp tục thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong Ngành. Sau năm 2015 sẽ chuyển từ mô hình VKS tổ chức ba cấp theo đơn vị hành chính theo mô hình VKS bốn cấp có kết hợp mô hình theo tố tụng và đơn vị hành chính.

Bốn là, theo tinh thần của Nghị quyết 49 thì cơ cấu tổ chức của VKS sẽ thay đổi về yêu cầu nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ VKS, đặc biệt là trong giai đoạn kiểm sát điều tra.

Năm là, thay đổi ngạch bậc KSV theo đơn vị hành chính. Thay đổi thời hạn bổ nhiệm KSV năm năm như hiện nay. Thay đổi hệ thống thang bậc lương, xây dựng hệ thống thang bậc lương mới; ngoài phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên còn những phụ cấp khác.

Trước tình hình trên VKS phải chủ động nắm bắt chủ trương của Đảng và Nhà nước để chủ động triển khai trong công việc của ngành mình. Đồng thời có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, KSV nắm chắc quy định của BLHS, BLTTHS và các văn bản liên quan để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ khi thực hiện nhiệm vụ THQCT và KSHĐTP.

Một phần của tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)