L ời cam đoan
5. Bố cục của luận văn
3.4.1. Thực hiện mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động.
- Đối với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp (nếu có) làm căn cứ đóng BHXH được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với chế độ tiền lương do đơn vị sử dụng lao động quy định thì mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng BHXH.
- Mức đóng BHXH bằng 24% (quỹ hưu trí và trợ cấp) tiền lương hàng tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 17% (quỹ hưu trí và trợ cấp) tổng quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 7% (quỹ hưu trí và trợ cấp) tiền lương tháng.
Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Tình hình thực hiện mức lương đóng BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện, thị, thành thuộc tỉnh Phú Thọ thể hiện qua kết quả như sau:
Bảng 3.5: Tổng hợp mức tiền lƣơng đóng BHXH từ năm 2008-2010
Đơn vị tính: 1.000 đồng Khối loại hình 2008 2009 2010 Thu nhập bình quân thực tế Mức LBQ đóng BHXH Thu nhập bình quân thực tế Mức LBQ đóng BHXH Thu nhập bình quân thực tế Mức LBQ đóng BHXH HCSN-ĐĐT 1.014.096 692.504 1.155.275 715.507 1.317.892 956.199 DNNN 1.896.980 609.056 1.996.409 638.851 2.886.968 964.465 DNNQD 1.215.904 582.004 1.841.497 626.109 2.582.816 774.845 Phường, xã 988.900 468.650 1.053.750 579.563 1.309.327 720.130 Tổng cộng 1.888.067 811.869 2.142.970 900.051 2.499.135 1.039.654
Nguồn: Báo cáo của Sở lao động tỉnh Phú Thọ từ 2008 - 2010
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm ảnh hưởng đến việc thất thu BHXH của tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Tiền lương làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH theo quy định hiện nay chỉ mang tính tượng trưng, hình thức, không phải là tiền lương thực tế của người lao động.
* Đối với khu vực Nhà nước: Tạo ra tính bình quân trong việc đóng và hưởng BHXH. Mức đóng quá thấp so với lương thực tế, tạo ra sự phân bì của các doanh nghiệp khác, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH.
* Đối với khu vực ngoài Nhà nước: Không minh bạch trong việc thực hiện chế độ trích nộp BHXH, các doanh nghiệp không ký hợp đồng hoặc chỉ ghi mức lương rất thấp trên hợp đồng lao động để trốn hoặc giảm nghĩa vụ đóng góp BHXH.
* Đối với đối tượng đóng BHXH theo hệ số lương:
- Chỉ dựa vào mức đóng BHXH 5 năm cuối để tính mức tiền lương bình quân cho cả quá trình đóng BHXH, làm căn cứ trả trợ cấp. Hiện nay, theo Luật BHXH, mức này đã được điều chỉnh từ 5-15 năm cuối, nhưng vẫn không bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng.
- Các đối tượng khác không được tính theo phương pháp này, là không bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các đối tượng áp dụng.
* Đối với đối tượng đóng BHXH theo mức lương:
- Mức tiền lương bình quân làm căn cứ trả trợ cấp phản ánh sai lệch giá trị thực của tiền lương đóng BHXH.
- Trợ cấp hưu trí không đáp ứng yêu cầu đảm bảo cho mức sống của người về hưu phù hợp với mức sống chung của xã hội.
Việc tham gia BHXH với mức lương thấp là bất lợi cho người lao động. Dưới góc độ người lao động việc đóng BHXH với mức lương càng cao thì càng có lợi, nhưng thực tế các doanh nghiệp lại muốn giảm mức lương đóng BHXH với mức thấp hoặc trốn đóng BHXH do nguyên nhân sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các đơn vị, doanh nghiệp không muốn nộp BHXH vì tỷ lệ trích nộp BHXH mà doanh nghiệp phải nộp cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ trích nộp BHXH của người sử dụng lao động hiện nay là quá cao (17%) so với mức đóng của người lao động (7%), mà họ không có bất cứ quyền lợi gì sau này, kể cả trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật hay bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thì họ cũng không thể lấy khoản tiền này để bù đắp cho những thiệt hại mà người lao động đã gây ra.
- Người lao động còn thiếu thông tin về BHXH, thiếu am hiểu về lợi ích của việc tham gia BHXH của người lao động nên cũng đồng tình với các đơn vị không tham gia BHXH. Điều này cũng đồng nghĩa với công tác tuyên truyền về BHXH đến các đối tượng chưa được rộng rãi, chưa giải thích rõ ràng lợi ích khi tham gia; nếu tiết kiệm một phần thu nhập của mình để tích luỹ thì lúc về già họ sẽ nhận một khoản thu nhập lương hưu bảo đảm và không trở thành gánh nặng cho xã hội.
- Thực tế, hiện nay người được hưởng chế độ không cảm thấy được bảo vệ an toàn do mức hưởng của mọi chế độ đều thấp so với mức sống hiện tại nên người lao động không "mặn mà" tham gia BHXH.
Từ nguyên nhân trên cho ta thấy rằng việc tuyên truyền, giải thích ý nghĩa của việc tham gia BHXH của các cơ quan BHXH rất quan trọng.
Tóm lại: Theo quy định hiện hành về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH phù hợp với giai đoạn đầu, hầu hết người được tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực Nhà nước, nhưng đến nay khi nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần, quỹ BHXH từng bước tự cân đối nó lại mang tính áp đặt chủ quan của người hoạch định chính sách. Do vậy cần phải nghiên cứu và quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế của người lao động hoặc nâng tỷ lệ đóng góp từ 31% (không gồm 4,5%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BHYT và 3% BH thất nghiệp) như hiện nay lên mức cao hơn để đảm bảo mức hưởng phù hợp, đồng thời cơ quan BHXH phải cung cấp thông tin, giải thích ý nghĩa - lợi ích của việc tham gia BHXH rất quan trọng cho người lao động cũng như cho xã hội.