L ời cam đoan
5. Bố cục của luận văn
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu
Như các hoạt động kinh tế - xã hội khác, hoạt động quản lý thu BHXH cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Công tác quản lý thu BHXH thực hiện dễ dàng hay không, đạt được kết quả tốt hay xấu là phụ thuộc vào sự tác động của nhân tố chủ yếu sau:
1.3.4.1. Trình độ dân trí
Có thể nói, một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, KHKT của người dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển. Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của người dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính sách, chế độ BHXH thông qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và người SDLĐ được nâng lên rõ rệt sẽ tác động tích cực đến công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH.
1.3.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý thu BHXH.
Khi kinh tế phát triển, số lượng NLĐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mô sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tượng thuộc diện tham gia BHXH không ngừng được tăng lên. NLĐ và người SDLĐ không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà tìm mọi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.
1.3.4.3. Chính sách tiền lương - tiền công
Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp một số khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác quản lý không nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.
1.3.4.4. Trình độ của nhà làm công tác quản lý
Bên cạnh những nhân tố khách quan trên thì công tác quản lý thu BHXH còn chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan từ chính các nhà làm công tác quản lý. Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH …cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo đủ năng lực về trình độ chuyên môn, khả năng nhận định và phân tích tính hình, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc…Như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vậy, công tác quản lý thu mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình huống sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để.
Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động của yếu tố nghiệp vụ chuyên môn hiện đại hay đã lỗi thời lạc hậu, sự quan tâm của các chủ thể liên quan đến chính sách…Vì vậy, để công tác quản lý thu BHXH đạt được kết quả tốt nhất, cán bộ trong ngành BHXH đặc biệt là cán bộ quản lý thu cần phải quan tâm toàn diện đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu BHXH như đã phân tích ở trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tham gia BHXH là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ. Việc đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia là tất yếu vì nguyên tắc có đóng có hưởng. Vậy thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồn nguồn thu chủ yếu quan trọng nhất cho quỹ BHXH ở hầu hết các quốc gia.
Trên cơ sở nhiệm vụ của công tác thu là phải thu đúng, thu đủ, thu đúng đối tượng và rõ ràng minh bạch nhằm đảm bảo tính công bằng và quyền lợi giữa những người tham gia BHXH. Bên cạnh đó cần phải tổ chức theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH của từng người, đơn vị để làm cơ sở cho việc tính mức hưởng BHXH theo quy định.
Hơn nữa, công tác thu BHXH có những đặc điểm sau:
+ Số đối tượng phải thu là rất lớn và gia tăng theo thời gian nên công tác quản lý thu BHXH là rất khó khăn và phức tạp.
+ Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại do đó khối lượng công việc là rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu cũng phải tương ứng.
+ Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai pham, vi phạm đạo đức và lạm dụng quỹ vốn tiền thu BHXH.
Do vậy, công tác quản lý thu BHXH cũng là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ hợp lý, khoa học nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay. Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ thống từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả đặc biệt là quản lý tiền thu quỹ BHXH…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, khảo sát điều tra chọn mẫu, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp trực thu tại BHXH tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số biện pháp chống thất thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp trực thu tại BHXH tỉnh Phú Thọ nhằm hoàn thiện việc quản lý nguồn thu BHXH để nghiên cứu.
Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu chuỗi dữ liệu thời gian từ 2007 đến năm 2011. Sử dụng số liệu từ biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra Liên ngành của BHXH tỉnh từ năm 2008 đến năm 2011 để đánh giá thực trạng tham gia BHXH, mức lương mà doanh nghiệp tham gia cho người lao động.
2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là việc làm rất cần thiết trong phân tích kinh tế đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để nghiên cứu.
* Thông tin thu thập
-Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Các số liệu về tình hình chung của tỉnh Phú Thọ: Điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao động.
- Số liệu về tình hình doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động trực thu tại BHXH tỉnh Phú Thọ.
* Nguồn thu thập
- Thu thập qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo cáo của Trung ương, địa phương và các website liên quan đến nghiên cứu.
- Cục Thống kê, Sở Lao động và Thương binh Xã hội, Sở Kế hoạch đầu tư, Phòng Lao động & Thương binh Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ… và các báo cáo tổng kết hàng năm của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.3.Phương pháp tổng hợp thông tin
Trên cơ sở tổng hợp số liệu điều tra, phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, so sánh. Kế thừa, sử dụng các số liệu, kết quả của các đề tài công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài. Sử dụng các phần mềm Word, Excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.
2.1.4. Phương pháp phân tích thông tin
Do việc tham gia BHXH của các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp vì vậy để tăng thu BHXH và chống thất thu BHXH trên địa bàn.
2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
+ Chỉ tiêu phản ánh thực trạng về... của doanh nghiệp tại khối trực thu. + Chỉ tiêu về quy mô doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu đánh giá mức độ tham gia BHXH của người lao động.
+ Chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH của các doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu đánh giá mức độ thu và thất thu về BHXH của doanh nhiệp trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VỀ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NGUỒN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRỰC THU TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Các điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20o
55''- 21o43'' vĩ độ Bắc, 104o
58''- 105o 27'' kinh độ Đông, phía Bắc giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Hòa Bình, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, phía Tây giáp Sơn La và Yên Bái, nằm cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Diện tích của tỉnh là 352.384,14ha, chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4 diện tích vùng trung du miền núi phía Bắc.
3.1.1.2. Dân số và nguồn lực
Dân số toàn tỉnh Phú Thọ tính đến 31/12/2011 là: 1.322.652 người, mật độ dân số bình quân: 374,4 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,01% và tăng cơ học là 0,1% với 21 dân tộc trong đó đông nhất là người kinh, người Mường.
Dự báo dân số có nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 0,84, giai đoạn 2010- 2020 là 0,66 để đến năm 2020 dân số trung bình đạt 1.479.000 người, trong đó thành thị (42%), nông thôn (58%)
3.1.1.3. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
Là một tỉnh miền núi, sau 15 năm tái lập tỉnh (1997 - 2012), Phú Thọ đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc.
Thời gian qua, kinh tế Phú Thọ đã có sự tăng trưởng khá cao ổn định theo dõi bảng cơ cấu đóng góp vào GDP theo ngành kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số liệu cho thấy cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển cơ bản đúng hướng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng số 100 100 100 100
Nông lâm nghiệp và thủy sản 26,2 26 25,6 23,9
Công nghiệp và xây dựng 38,5 38,7 38,8 39,6
Dịch vụ 35,3 35,3 35,6 36,5
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2010)
Về tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2007- 2010 của tỉnh Phú Thọ là 10,56%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước 1,3 lần. Kết quả tăng trưởng cho thấy tình hình kinh tế của tỉnh Phú Thọ đang trong giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
3.1.2. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ
Với vị trí ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa điểm kinh tế trọng điểm phía Bắc, cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, Phú Thọ có những lĩnh vực kinh tế lợi thế như: Khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm... và tiềm năng du lịch.
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp trực thu tại BHXH tỉnh Phú Thọ thu tại BHXH tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Vài nét về Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ
3.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Qua 16 năm phát triển, hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ triển khai công tác thu BHXH với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đã có những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kết quả đáng khích lệ: số doanh nghiệp ngày càng nhiều, lao động tham gia BHXH ngày một tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng. Kết quả thực hiện thu BHXH bắt buộc từ năm 2007 đến năm 2011 của BHXH tỉnh Phú Thọ như sau:
Bảng 3.2: Kết quả thu BHXH từ năm 2007 - 2011
ĐVT: triệu đồng
Năm
Lao động tham gia BHXH Thu BHXH bắt buộc Số lao động (ngƣời) Tỷ lệ % năm sau/năm trƣớc Số thu BHXH (triệu đồng) Tỷ lệ % năm sau/năm trƣớc 2007 97.683 1,07 284.569 1,36 2008 104.029 1,06 404.630 1,42 2009 108.474 1,04 550.898 1,36 2010 110.835 1,02 805.506 1,46 2011 117.623 1,06 987.742 1,22 Tổng cộng 538.644 3.033.345
Nguồn: Báo cáo của BHXH tỉnh Phú Thọ
Đạt được kết quả trên là nhờ công tác quản lý thu BHXH ngày càng đi vào nề nếp, có các biện pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia và số thu BHXH bắt buộc theo quy định, người lao động ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH; công tác thu ngày một hoàn thiện; công tác tuyên truyền vận động và phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác BHXH được đảm bảo, trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH không ngừng được nâng cao, đã từng bước áp dụng công nghệ tin học vào việc quản lý thu BHXH.
Thực tế, số lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất đông, nhưng chỉ có một số ít tham gia, số còn lại chưa tham gia, trốn đóng BHXH.
Công tác quản lý thu - chi cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả thu BHXH đi vào nề nếp; người lao động, chủ sử dụng lao động thấy rõ quyền lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH. Nhiều đơn vị đưa vào danh hiệu thi đua hàng năm về hoạt động chuyên môn, công tác Đảng. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp Nhà nước do không có việc làm, người lao động không có lương, do vay tồn đọng về BHXH lớn.
- Chi BHXH cho đối tượng hưởng BHXH, BHXH tỉnh Phú Thọ đã căn cứ vào quy định của Nhà nước để quản lý nguồn quỹ, chủ động áp dụng phương pháp chi trả trực tiếp cho từng đối tượng, theo phương châm đúng kỳ, đủ số, an toàn và trân trọng.
Bảng 3.3: Tình hình thu - chi BHXH
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Thu BHXH Chi BHXH
2007 284.569 654.350 2008 404.630 921.114 2009 550.898 1.112.387 2010 805.506 1.514.610 2011 987.742 1.810.434 Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ 0 500000 1000000 1500000 2000000 2007 2008 2009 2010 2011 Thu Chi Hình 3.1: Tình hình thu - chi BHXH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng trên cho chúng ta thấy: Số thu BHXH ở Phú Thọ có xu hướng tăng qua các năm và năm sau cao hơn năm trước; đồng thời số chi BHXH cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, tiền lương, tiền thưởng phúc lợi tập thể tăng... Do đó nguồn thu nhập của người lao động cao hơn, ổn định hơn so với trước.
Tất cả các kiến nghị của đối tượng về chính sách BHXH đều được tỉnh thường xuyên quan tâm, căn cứ vào quy định của Nhà nước, của BHXH Việt Nam để kịp thời xử lý và giải quyết dứt điểm. Các đối tượng hưởng không đúng chế độ chính sách bị loại dần ra từ đó tạo được niềm tin đối với cán bộ và nhân dân ở địa phương.