L ời cam đoan
5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Phân cấp và quy trình quản lý thu
3.2.3.1. Tổ chức phân cấp thu BHXH
Công tác quản lý thu BHXH là cách thức tổ chức sắp xếp công tác thu BHXH do cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHXH quy định, nhằm hướng dẫn điều chỉnh các bộ phận trong hệ thống BHXH hoạt động theo một phương thức thống nhất.
Trong công tác quản lý thu BHXH phân cấp quản lý thu BHXH sẽ đảm bảo cho công tác thu được đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về thông tin chỉ đạo, xử lý kịp thời các vướng mắc và chuyên môn hoá trong từng khâu. Đối với việc phân cấp của ngành BHXH hiện nay, công tác thu BHXH được phân thành các cấp quản lý theo mô hình.
(Nguồn ban Thu BHXH Việt Nam)
Hình 3.2: Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH
Theo mô hình trên việc phân cấp quản lý được chia làm 3 cấp: Trung ương; cấp tỉnh; cấp huyện. Trong 3 cấp quản lý này cấp BHXH tỉnh và cấp huyện trực tiếp thu BHXH của các đối tượng, cấp Trung ương có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ, tổng hợp số liệu thu trong toàn quốc và nghiên cứu, xây dựng, tham mưu giúp lãnh đạo đưa ra các văn bản chỉ đạo, xử lý
BHXH VN
BHXH Tỉnh 1 BHXH Tỉnh 2 … BHXH Tỉnh N … BHXH Tỉnh 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
những vướng mắc trong công tác thu và trực tiếp chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ thu BHXH.
BHXH cấp tỉnh có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác thu BHXH trong địa bàn tỉnh và các quận, huyện, thu BHXH của các đơn vị có yếu tố nước ngoài, các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp Trung ương và cấp tỉnh đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Bộ chuyên ngành, đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo số thu của toàn tỉnh gửi lên BHXH Trung ương.
Cấp quận, huyện, thành phố, thị xã trực tiếp thu BHXH của các đơn vị trên địa bàn quận, huyện theo phân cấp của tỉnh, thành phố. Các chu trình thu được thực hiện theo một nguyên tắc khép kín từ Trung ương tới cơ sở.
3.2.3.2. Quy trình thực hiện thu BHXH
- Đối với đơn vị sử dụng lao động: Trên cơ sở lao động phải tham gia BHXH theo quy định. Đơn vị sử dụng lao động lập danh sách đăng ký và các hồ sơ liên quan gửi lên cơ quan BHXH để đăng ký tham gia BHXH cho lao động thuộc đơn vị mình, định kỳ hàng tháng đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thu hộ 7% tiền lương của người lao động và trích 17% quỹ tiền lương của đơn vị nộp cơ quan BHXH, nếu có biến động trong quý đơn vị sử dụng lao động phải lập biểu mẫu điều chỉnh tăng giảm số tiền nộp BHXH gửi cơ quan BHXH trực tiếp quản lý để kịp thời điều chỉnh.
Hàng quý đơn vị sử dụng lao động phải lập bảng đối chiếu để xác nhận số tiền nộp BHXH của đơn vị. Trong quá trình làm việc nếu đơn vị có những yêu cầu về việc giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động phải lập hồ sơ, danh sách hưởng trợ cấp gửi cơ quan BHXH để xác nhận và chuyển trả các chế độ được hưởng cho người lao động (cấp bổ sung trong trường hợp tiền 2% để lại không đủ chi nếu thừa nộp trả lại cho cơ quan BHXH). Hàng năm đơn vị sử dụng lao động phải lập biểu mẫu đăng ký danh sách lao động tham gia BHXH tại thời điểm 31/12 của năm báo cáo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với cơ quan BHXH: Cơ quan BHXH căn cứ vào danh sách lao động do đơn vị sử dụng lao động lập thực hiện đối chiếu và xác định số tiền phải nộp của đơn vị trong từng kỳ và triển khai thu BHXH. Nếu đơn vị có biến động, cơ quan BHXH căn cứ vào các biểu mẫu điều chỉnh do đơn vị gửi đến để xác định lại số thu cho đơn vị sử dụng lao động. Hàng tháng, quý cơ quan BHXH đối chiếu và xác định công nợ cho từng đơn vị. Sau khi đối chiếu đầy đủ cho các đơn vị thuộc địa bàn quản lý cơ quan BHXH lập báo cáo tổng hợp thu BHXH trên địa bàn.