L ời cam đoan
5. Bố cục của luận văn
3.2.4. Những quy định về thu BHXH
Trong thời gian từ 1995 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về chính sách, chế độ BHXH trong đó có các văn bản chủ yếu sau:
- Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Về mức đóng BHXH. Các chế độ BHXH trong điều lệ gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau; thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.(2)
- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ BHXH, quy định việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với lao động làm việc ở tất cả các đơn vị, tổ chức theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên. So với các quy định ở các văn bản pháp luật về BHXH trước đây có một số điểm mới sau:
+ Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các đơn vị sử dụng lao động là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 1 lao động trở lên.
+ Lao động làm việc ở các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, trạm y tế phường, xã, thị trấn cũng là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Người lao động hợp đồng dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng mà người lao động tiếp tục làm việc tại các tổ chức, đơn vị đó thì thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
+ Nữ đóng BHXH đủ 25 năm có mức lương bằng nam đóng BHXH đủ 30 năm (75%)
- Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 (14) và có hiệu lực từ 01/01/2007 có những điểm quy định mới:
+ Bổ sung thêm loại hình đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thực hiện từ năm 2008 và bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ năm 2009.
+ Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và trợ cấp từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt tỷ lệ 26% (tỷ lệ cũ 20%).
+ Mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tối đa bằng hai mươi tháng lương tối thiểu.