L ời cam đoan
5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Nội dung hoạt động thu BHXH
Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thu BHXH là phải thực hiện thu của tất cả đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, do đó trong công tác thu BHXH đòi hỏi phải nắm chính xác quá trình tham gia BHXH của từng người lao động và nguồn hình thành quỹ BHXH.
3.2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH
Theo quan điểm của Tổ chức lao động thế giới (ILO) thì đối tượng tham gia BHXH phải là người những lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong mọi lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân. Vì vậy, đối tượng tham gia BHXH sẽ được phân ra thành hai dạng:
- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là những người lao động trong độ tuổi lao động nằm trong diện phải tham gia BHXH theo luật định. Đầu tiên các nước đều thực hiện BHXH bắt buộc đối với công nhân viên chức Nhà nước, sau đó mới mở rộng dần ra cho người lao động khu vực ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế khác.
- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những cá nhân tự nguyện trong độ tuổi lao động thuộc lĩnh vực thành phần kinh tế khác, những người lao động độc lập, nông dân, buôn bán nhỏ, thợ thủ công… do công việc nơi làm việc không ổn định, nên không được tham gia loại hình BHXH bắt buộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- BHXH tự nguyện còn là phương pháp chấp nhận được đối với những người lao động đã từng tham gia hình thức bắt buộc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng nay muốn đóng góp vào chế độ dài hạn… người lao động trực tiếp đóng phí BHXH cho cơ quan BHXH. Mục đích của loại hình này là để bảo vệ những người lao động khó có điều kiện tham gia loại hình bắt buộc, cũng như tạo ra những cơ hội lựa chọn tốt hơn cho người lao động nói chung.
3.2.2.2. Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc
Về tỷ lệ thu BHXH, không phải ngẫu nhiên mà các loại hoạch định, xây dựng chính sách BHXH định ra một tỷ lệ bất kỳ mà phải dựa trên các căn cứ pháp luật, trong đó có các căn cứ chủ yếu sau:
- Các chế độ và mức hưởng tối đa cho từng chế độ BHXH đã được chính phủ quy định.
- Giá trị thực tế của mức tiền lương tối thiểu ở các thời kỳ khác nhau. - Số người tham gia BHXH và dự kiến số tăng lên hàng năm.
Trong nền kinh tế thị trường, BHXH được thực hiện theo cơ chế ba bên người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
- Người lao động khi tham gia BHXH phải đóng góp một phần trong tiền lương hoặc thu nhập của mình để tự bảo hiểm cho mình.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động mà họ thuê mướn hoặc sử dụng, thông qua đóng góp một phần trong quỹ lương trả cho người lao động.
- Nhà nước với tư cách là "người sử dụng lao động" đối với đội ngũ công chức và những người hưởng lương từ ngân sách, có trách nhiệm đóng BHXH cho những đối tượng này, thông qua việc trích một phần từ quỹ tiền lương (thực chất là từ ngân sách) để đóng góp BHXH. Ngoài ra, với tư cách là người quản lý xã hội Nhà nước có những đóng góp gián tiếp hoặc có những hỗ trợ cho hoạt động tài chính BHXH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ đề xuất tỷ lệ thu cụ thể để hình thành quỹ BHXH theo cơ cấu:
+ Phần thu của người sử dụng lao động + Phần thu của người lao động
+ Phần Nhà nước đóng góp, hỗ trợ thêm + Phần thu khác
* Nội dung cơ bản của nguồn hình thành quỹ BHXH bao gồm:
Tổng quỹ BHXH được cơ cấu từ các nguồn thu như sau: Đóng góp của người lao động, của người sử dụng lao động, đóng góp hoặc hỗ trợ của Nhà nước, thu từ nộp phạt do chậm nộp BHXH của doanh nghiệp, khoản hỗ trợ quốc tế, khoản thu từ lãi đầu tư và thu khác.
Mặc dù quỹ được hình thành từ nhiều nguồn nhưng chỉ có những người tham gia BHXH được hưởng thụ các nguồn tài chính đó, và cơ quan BHXH được quyền quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo các chế độ, định mức mà Nhà nước đã ban hành, đảm bảo chính xác, trung thực, công bằng và hiệu quả.
*Quản lý nguồn hình thành quỹ BHXH bao gồm các nội dung sau: - Một là: Đóng góp của chủ sử dụng LĐ và người tham gia BHXH.
- Hai là: Quản lý nguồn kinh phí do NSNN hỗ trợ
- Ba là: Quản lý nguồn lãi đầu tư tăng trưởng vào quỹ BHXH và các nguồn thu khác.
Quỹ BHXH dùng để chi trả cho người được hưởng các chế độ BHXH: trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động; khoản chi này chiếm tỷ trọng rất lớn. Ngoài ra, quỹ BHXH còn chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy cơ quan BHXH.
Như vậy, bản chất quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ được đặc trưng bởi sự vận động của các nguồn tài chính làm tăng và làm giảm quy mô của quỹ; sự vận động của các nguồn tài chính đó phản ánh mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các bên tham gia BHXH để tạo lập quỹ tiền tệ và các mối quan hệ kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tế trong việc phân phối, điều tiết, chuyển dịch thu nhập giữa những người tham gia và hưởng các chế độ BHXH.