Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trực thu tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ (Trang 64)

L ời cam đoan

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Từ thực trạng phân tích chủ thể quản lý hoạt động BHXH ở trên nhìn chung hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về BHXH đã dần được hoàn thiện, có sự phân cấp rõ rệt, bước đã đáp ứng yêu cầu tách bạch chức năng quản lý nhà nước khỏi chức năng quản lý sự nghiệp.

Tuy vậy, do cơ chế chính sách và hệ thống tổ chức hành chính ở Việt Nam hiện nay nên hệ thống tổ chức quản lý nhà nước không những trong lĩnh vực BHXH mà trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác vẫn thiếu tập trung, việc phân công chức năng, nhiệm vụ quản lý còn chồng chéo trong quá trình thực hiện ví dụ như:

- Theo điều 8 khoản 2 Luật BHXH thì Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trươc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH, nhưng trong thực tế nhiệm vụ này bị phân tán cho nhiều cơ quan như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật BHXH đối với lực lượng vũ trang (theo Nghị định 45/ CP);

+ Bộ tài chính được giao nhiệm vụ hướng dẫn quản lý thu, chi và quản lý quỹ BHXH;

+ Bộ Nội vụ quy định chính sách BHXH, BHYT đối với cán bộ xã, phường, thị trấn (theo Nghị định 121/ NĐ - CP)

+ ...

- Trong khi đó theo điều 108 khoản 3 thì Hội đồng quản lý có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, chiến lược phát triển ngành, kiện toàn hệ thống tổ chức của tổ chức BHXH, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHXH.

Đôi khi các văn bản quản lý bị chồng chéo vì BHXH tỉnh thành phố là cơ quan thực hiện hầu hết các vấn đề liên quan đến BHXH lại bị chỉ đạo của quá nhiều bộ, ngành.

Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế sau:

Thứ nhất, Số lượng văn bản quy phạm pháp luật về chính sách BHXH còn quá nhiều, chậm sử đổi, bổ xung dẫn đến việc các cơ quan BHXH, người sử dụng lao động và người lao động gặp không ít khó khăn trong việc hiểu và nắm vững chính sách; gây khó khăn cho việc theo dõi, kiểm tra, giám sát. Hệ thống văn bả chế độ, chính sách BHXH tương đối nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo che chắn rủi ro cho người lao động. Hiện nay Luật BHXH tự nguyện đã có hiệu lực nhưng vẫn rất ít các quy định cụ thể để cụ thể hoá một cách rộng rãi gây khó khăn cho việc áp dụng và quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai, Công tác chỉ đạo, tuyên truyền chấp hành Luật BHXH của các cơ quan nhà nước, các nghành, các cấp chưa thực hiện một cách thường xuyên liên tục, thường theo phong trào; có lúc rầm rộ, quyết liệt có khi lại thả nổi buông lỏng. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng hiểu biết và áp dụng Luật BHXH của người lao động và người lao động còn hạn chế. Người lao động trong doanh nghiệp còn tư tưởng ỷ lại, chờ bao cấp của nhà nước, chưa quen với tư duy đóng – có hưởng, cơ chế hạch toán quỹ. Thậm chí chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ BHXH dẫn đến việc chủ sử dụng lao động cố tình không đóng BHXH cho mình mà cũng không biết.

Thực tế cho thấy, trong công tác chỉ đạo hoạt động BHXH ở địa phương, cơ quan có thẩm quyền như: tỉnh uỷ, UBND tỉnh, BHXH tỉnh hay sở lao động thương binh và xã hội chỉ cần có ý kiến chỉ đạo hoặc nhắc nhở thì các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn còn chậm trễ hoặc chây ỳ sẽ nhận thức ngay được trách nhiệm của mình và có chuyển biến bằng hành động tích cực ...

Thứ ba, Việc thực hiện quản lý quỹ và chi trả các chế độ trợ câp còn nhiều bất cập

Thực trạng chiếm dụng, gây nợ đọng quỹ BHXH trở nên phổ biến. Việc nợ đọng BHXH gây khó khăn cho nghành BHXH và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ BHXH đồng thời làm giảm sự uy nghiêm của Pháp luật. Tình hình nợ đọng có su hướng gia tăng trong thời gian qua, đặc biệt nổi cộm ở một số thành phố lớn. Cũng trong thời gian qua tình hình tránh né việc đăng ký BHXH hoặc có đăng ký thì khai man, chốn đóng BHXH cho người lao động ngày càng tăng. Người sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty liên doanh có nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm chiếm dụng quỹ BHXH, chiếm đoạt tiền lương của người lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trực thu tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)