Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trực thu tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ (Trang 92)

L ời cam đoan

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Định hướng phát triển

Đẩy mạnh cải cách thủ tục chính trên cơ sở hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về BHXH, BHXH tỉnh Phú Thọ cần rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành để bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, thủ tục không còn phù hợp, tạo ra được một hệ thống văn bản đồng bộ với quy trình quản lý khoa học, hợp lý thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ quản lý mới bằng hệ thống tin học.

Thực hiện công khai về hồ sơ, thủ tục, quy trình tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ tại công sở làm việc của cơ quan BHXH tại tỉnh và huyện, thành, thị, thực hiện triệt để cơ chế một cửa. Thông báo cho các đơn vị và cá nhân liên quan trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, các Website...).

Đổi mới, hoàn thiện và thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy chế, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống BHXH; kịp thời chấn chỉnh và có hình thức sử lý nghiêm đối với bất kỳ cán bộ, công chức, viên chức nào có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà đối với các đơn vị cá nhân tham gia và hưởng các chế độ.

Kịp thời kiểm tra, giải đáp thắc mắc, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động và trách nhiệm của BHXH tỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi của họ theo đúng pháp luật.

Hoàn thiện quản lý thu BHXH. Quản lý đẩy đủ, chính xác, kịp thời đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương làm cơ sở nộp BHXH là một trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý thu. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH, cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Phối hợp với cơ quan quản lý liên quan ở Trung ương và ở địa phương thống kê toàn bộ đơn vị và người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Đặc biệt, phải nắm đầy đủ số lượng đơn vị và người lao động đang tham gia BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với các đơn vị này cần phải phối hợp chặt chẽ vớ cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp (Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh), cơ quan quản lý và thu thuế địa phương.

- Cần sớm nghiên cứu và và đưa vào sử dụng công nghệ quản lý mới (thẻ điện tử) để thay thế cho phương pháp như hiện tại.

- Phân loại đơn vị tham gia BHXH theo quy mô (lớn, vừa, nhỏ) Trên cơ sở đó phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận, từng cá nhân thuộc hệ thống BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu đối với từng đơn vị sử dụng lao động cho phù hợp với năng lực của họ. Cần chú ý phân công những cán bộ có trình độ nghiệp vụ vững vàng để quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Gắn chặt việc giải quyết các chế độ, chính sách BHXH cho người lao động với nghĩa vụ phải đóng BHXH. Tất cả mọi cơ quan, đơn vị, cá nhân không đóng BHXH hoặc đóng chậm đều chưa được giải quyết các chế độ BHXH.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trực thu tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)