L ời cam đoan
5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công tác
lý BHXH
Năm 2007 là năm đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực BHXH với việc Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực ngày 01/01/2007. Cùng với việc ban hành Luật BHXH nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản Luật nhằm đưa Luật BHXH đi vào đời sống người lao động.
Riêng năm 2007 Luật BHXH có hiệu lực Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn, thi hành luật. Trong thời kỳ 2001- 2006 Đảng và Chính phủ đã thể chế hoá thành 138 văn bản đối với chính sách BHXH ( gồm: 8 Luật và Bộ luật, 4 Pháp lệnh, 2 Nghị quyết, 26 Nghị định, 12 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, 51 Thông tư và Thông tư liên tịch, 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Công văn và Công điện). Riêng năm 2007 Luật BHXH có hiệu lực, Nhà nước lại tiếp tục ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn, thi hành luật [trích từ các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH].
Với tư cách là cơ quan sự nghiệp BHXH cao nhất BHXH Việt Nam đã ban hành hàng loạt quyết định, văn bản hướng dẫn chỉ đạo về BHXH và hàng chục văn bản tham gia với chính phủ nhằm hoàn thiện chính sách BHXH nói chung và hệ thống quản lý BHXH nói riêng. Riêng năm 2007 BHXHVN đã có 42 văn bản tham gia với Chính phủ và các Bộ nghành chức năng về nội dung liên quan đến chế độ, chính sách BHXH [trích: bảo hiểm xã hội trong tiến trình hội nhập].
Nhờ đó, mà chính sách BHXH luôn được kế thừa và đổi mới cơ bản; tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho người lao động vào làm việc trong các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh; thành lập quỹ BHXH độc lập với Ngân sách Nhà nước, hạch toán độc lập trên cơ sở lấy thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động để chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động. Công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách BHXH cũng được đổi mới căn bản; hình thành nhanh tróng, đồng bộ hệ thống tổ chức nghành BHXH từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống văn bản về BHXH có nhiều chuyển biến đã tạo nên hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện ngày một tốt hơn chế độ, chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Các chế độ BHXH thực sự đã đi vào đời sống người lao động; tạo sự yên tâm cho người lao động làm việc; làm lành mạnh hoá thị trường lao động, khắc phục dần tính bình quân, bao cấp, nhưng vẫn đảm bảo tính điều tiết và chia sẻ cộng đồng.
Tuy vậy, việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội còn một số hạn chế như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Một là: đường lối chính sách về BHXH còn chậm được pháp luật hoá. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ xung đến ban hành Luật BHXH còn chậm so với yêu cầu thực tiễn của sự phát triển kinh tế.
Chính sách đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI nhưng đến năm 1995 chính sách BHXH mới thự sự đi vào cuộc sống người lao động và chủ yếu là công nhân viên chức. Đến năm 2007, Luật BHXH mới được ban hành, tức sau 21 năm từ khi đổi mới kinh tế nước ta mới có khung pháp lý rõ ràng điều chỉnh quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời đối với nền kinh tế thị trường – Quan hệ làm công ăn lương.
Hai là: việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội chậm, thiếu tính cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc đưa Luật vào đời sống người lao động . Các quy định về BHXH mang tính nguyên tắc, thiếu chi tiết cụ thể nên thường phải có Nghị định kèm theo. Nghị định cũng chưa cụ thể nên phải có thông tư liên bộ hoặc của bộ, nghành có liên quan mới thực hiện được. Các văn bản pháp luật thường chậm trễ thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện. Vì vậy trong 5 năm có 8 luật mà cần đến 51 thông tư và 35 công văn.
Một số văn bản Luật về BHXH còn đan xen với những quy định thuộc phạm vi chính sách của nhà nước.
Ba là: số lượng văn bản thì nhiều mà hiệu quả thì ít. Mặc dù hệ thống văn bản về chế độ, chính sách BHXH tương đối nhiều nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn cho người lao động. Phạm vi, đối tượng trong các văn bản đề cập đến chưa bao hàm được đầy đủ các lực lượng lao động trong xã hội.
Chế độ BHXH tự nguyện đã có hiệu lực từ năm 2008 nhưng các văn bản hướng dẫn còn lan man, thiếu cụ thể dẫn đến việc lúng túng trong thực hiện ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các địa phương. Văn bản có nhưng việc quản lý BHXH tự nguyện còn nhiều sơ hở gây khó khăn trong việc quản lý.
Bốn là: một số nội dung quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng thuộc chế độ BHXH bắt buộc còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu của thực tế. Năm là: Luật BHXH tự nguyện mới chỉ áp dụng 2 chế độ hưu trí và tử tuất. BHXH thất nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Phạm vi chế độ còn hẹp, các chế độ BHXH thất nghiệp chưa cụ thể thiết thực với người lao động thất nghiệp. Điều này, chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động nằm trong đối tượng 2 loại hình BHXH này.
Nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật BHXH:
Việc hạn chế trong việc ban hành, thực hiện Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH là do BHXH liên quan trực tiếp đến việc làm, thất nghiệp, tiền lương, tiền công ... Các quy định việc làm, tiền lương, tiền công, ... nằm trong nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như lao động, dân số, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, giáo dục đào tạo hoặc các quy định về bảo vệ sức khỏe nhân dân, ... Vì vậy, Luật BHXH không thể tách rời các lĩnh vực nói trên. Hay nói cách khác Luật BHXH phải đi sau – là hệ quả của các lĩnh vực kinh tế - xã hội đó.
Mặt khác, chúng ta chưa tích luỹ được kinh nghiệm để xây dựng một hệ thống pháp luật có hiệu lực, hiệu quả để quan lý để quản lý nền kinh tế thị trường với nhiều cơ chế phức tạp, lại không ngừng thay đổi. Trong khi đó xu thế hội nhập, toàn cầu hoá lại diễn ra hết sức nhanh tróng. Với bối cảnh đó, không riêng gì Luật BHXH mà cả hệ thống Luật quản lý kinh tế - xã hội của chúng ta được xây dựng trên cơ sở vừa tìm tòi, vừa học hỏi và vừa rút kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những hạn chế bất cập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3.2. Thực trạng tổ chức quản lý và thực hiện chính sách của nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội trong những năm qua
Chi trả trợ cấp hàng tháng của các chế độ: hưu trí, tử tuất, mất sức lao động đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng, kịp thời và giao tận tay từng người; không còn tình trạng nợ đọng lương hưu như thời kỳ bao cấp. Số người hưởng trợ cấp hàng tháng tử quỹ BHXH chi trả sẽ tăng nhanh theo các năm sau và đồng thời nguồn quỹ chi trả từ ngân sách nhà nước sẽ giảm dần cho đến khi chỉ còn những đối tượng hưởng các chế độ BHXH từ nguồn quy BHXH.
Hàng năm có hàng triệu lượt người được nhận các khoản trợ cấp khi bản thân bị ốm hay con ốm, khi thai sản, khi bị tai nạn lao động hoăc bệnh nghề nghiệp. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú của người có thẻ BHYT ngày càng được nâng cao. Người bệnh ngày càng được tiếp cận với các dịch vụ y tế với trình độ khoa học tiên tiến và hiện đại. Công tác quản lý và thực hiện chính sách đối với hoạt động BHXH ngày càng hoàn thiện, cụ thể về các mặt như sau:
a. Quản lý và ngày càng mở rộng đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng được quy định ở điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
Việc ban hành Luật BHXH đã mở rộng đối tượng BHXH hơn so với trước rất nhiều. Sự tồn tại của BHXH tự nguyện song song với BHXH bắt buộc đã đảm bảo mọi người dân đều có thể tham gia BHXH nếu có nhu cầu. Vấn đề quản lý đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý trực tiếp (điều 8 khoản 2 Luật BHXH) có sự phối hợp với cơ quan BHXH Việt Nam binh và có sự chỉ đạo BHXH tỉnh, thành phố quản lý đối tượng trong phạm vi địa lý hành chính của mình. Hàng quý, hàng năm báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Sau đây là tình hình tham gia và quản lý đối tượng tham gia BHXH trong những năm qua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hàng năm, số lao động tham gia BHXH liên tục gia tăng. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều lao động chưa được tham gia, nhất là trong khu vực kinh tế tư nhân. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều cơ sở lao động chủ sử dụng lao động chưa khai báo đúng số lao động, hoặc dung các thủ đoạn thêu lao động thời hạn dưới 3 tháng (hợp đồng lao động mang tính thời vụ) để chốn việc đóng BHXH cho người lao động.Vì vậy tuy số lao động tham gia BHXH qua các năm đều tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với số người trong độ tuổi lao động. Vấn đề này đặt ra muốn bảo vệ quyền lợi cho người lao động được tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật đồng thời giúp cho công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH được thuận tiện đòi hỏi công tác quản lý lao động, quản lý các cơ sở sử dụng lao động cần được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là các cơ sở sử dụng lao động tư nhân.
b. Quản lý và phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sửa dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHXH thất nghiệp. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quỹ BHXH và mọi hoạt động tài chính BHXH, và được cụ thể hoá cho bộ phận thực hiện chức năng sự nghiệp là Ban Thu và Ban Chi thuộc BHXH Việt Nam. Sau đây là thực trạng đóng góp Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội
Nguyên nhân của những hạn chế về quản lý và phát triển quỹ BHXH
Do chưa nhận thức đầy đủ vai trò của nhà nước trong quản lý hoạt động BHXH trong nhân dân và trong một bộ phân không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Một bộ phận chưa chuyển biến kịp với yêu cầu đổi mới. Tư duy tập trung bao cấp đã ăn sâu vào tiềm thức khó thay đổi ngày một,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngày hai. Đặc biệt một số nơi người lao động thấy sai mà không dám đấu tranh vì sợ mất việc, thấy đúng nhưng không thực hiện để tồn đọng kéo dài thành sai phạm lớn.
Thêm vào đó nhà nước chưa quan tâm đầy đủ tới việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý BHXH. Chưa quan tâm đúng mức tới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý hoạt BHXH về kiến thức luật, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tổ chức thực hiện việc quản lý công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH; Chậm cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong qui trình giải quyết chế độ BHXH còn rườm rà, phức tạp chưa thực sự tạo thuận lợi cho người lao động.
Tóm lại, nhờ tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động thu, chi và phát triển quỹ mà quỹ BHXH không ngừng tăng trong các năm, lãi đầu tư từ quỹ cũng năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Tuy vậy, tình hình nợ đọng BHXH tăng lên đòi hỏi vai trò quản lý của Bộ tài chính, sự phối kết hợp của Bộ tài chính và Ban Thu BHXH Việt Nam cùng với BHXH tỉnh thành, phố cần chặt chẽ hơn nữa.