7. Kết cấu của luận văn
1.2.3 Vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.2.3.1 Vai trò đối với nền kinh tế - xã hội
Hoạt động ngân hàng bán lẻ trực tiếp góp phần thúc đẩy nhanh quá trình biến đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế không dùng tiền mặt, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc, giảm chi phí xã hội của việc thanh toán và lƣu thông tiền mặt. Nhƣ vậy, đối với nền kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động NHBL góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế, đồng thời giúp cải thiện đời sống dân cƣ, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
1.2.3.2 Vai trò đối với sự phát triển của các ngân hàng thƣơng mại
Năm 2010 - 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 đƣợc đánh giá là năm “bùng nổ” về hoạt động bán lẻ của các NHTM tại Việt Nam bởi bán lẻ dịch vụ đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Thứ nhất, hoạt động ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định, hạn
chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên ngoài và đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hƣởng của chu kỳ kinh tế.
Thứ hai, hoạt động NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trƣờng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.
Thứ ba, hệ thống NHBL sẽ tạo ra những tiện ích mới trong quản lý và
nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhƣ: Tạo nền tảng, hạ tầng cơ sở cho phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng; quản lý tập trung và xử lý dữ liệu trực tuyến; nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng, tăng cƣờng khả năng bảo mật,…
Như vậy có thể khẳng định, nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ sẽ góp
phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các NHTM. Đối với các NHTM, kết quả có đƣợc từ việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động NHBL không chỉ thể hiện bởi hiệu quả về mặt tài chính mà còn thể hiện bởi hiệu quả về cơ cấu thu nhập. Khi nguồn thu từ hoạt động NHBL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của NHTM thì thay vì có đƣợc nguồn thu từ việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của một doanh nghiệp lớn, việc mở rộng quy mô hoạt động NHBL giúp ngân hàng có đƣợc nguồn thu từ một số lƣợng lớn khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, nguồn thu này có ƣu điểm là mang tính ổn định cao, hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong trƣờng hợp một lƣợng khách hàng không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Hiệu quả về cơ cấu thu nhập sẽ thúc đẩy hiệu quả về mặt tài chính và tạo sự phát triển bền vững trong hoạt động của các NHTM.
1.2.3.3 Vai trò đối với khách hàng
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ chú trọng hơn tới việc phát triển các dịch vụ NHBL, cung ứng tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ NHBL đa dạng, nhiều tiện ích với chất lƣợng tốt nhất và chi phí hợp lý. Nhƣ vậy, đối với khách hàng thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động NHBL của các NHTM sẽ góp phần:
Thứ nhất, giúp khách hàng có thể tự do lựa chọn những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với chất lƣợng phục vụ tốt nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu của mọi đối tƣợng khách hàng.
Thứ hai, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ có tính tƣơng đồng giúp khách hàng có cơ hội sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này với chi phí thấp.
Thứ ba, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ dịch vụ NHBL
điện tử đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình.