Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thứcTín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 87)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác. Thu thập thông tin về đối tác qua các nguồn khác nhau như Ngân hàng, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, báo chí, qua phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

- Nâng cao nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán quốc tế để có thể đảm bảo hiệu quả khi ký kết các hợp đồng ngoại thương.

- Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế.

+ Đối với nhà nhập khẩu để giảm bớt rủi ro khi mở L/C cần bám sát hợp đồng, ghi rõ ràng cụ thể trách nhiệm giao hàng cung cấp hàng cho người bán, đặc biệt là điều khoản về hàng hoá, chủng loại, phẩm chất, đơn giá phải ngắn gọn, rõ ràng tránh để người bán cố tình hiểu sai.

+ Đối với nhà xuất khẩu khi nhận được L/C cần xem xét kỹ, phát hiện kịp thời những chỗ chưa rõ, điều khoản bất lợi khó thực hiện, những điều khoản khác với hợp đồng đề nghị sửa đổi ngay L/C. Khi lập chứng từ thanh toán theo L/C nên làm theo những mẫu sẵn có vừa đẹp vừa khoa học, dễ theo dõi và tránh sai sót.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á(SeABank).

Từ thực tiễn hoạt động của SeABank và các giải pháp đưa ra có thể đề xuất một số kiến nghị sau:

- Cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng của mỗi ngân hàng, nó đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao bộ mặt của ngân hàng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động Thanh toán quốc tế nói riêng. Do đó SeABank có thể đầu tư xây dựng trụ sở tốt hơn, đảm bảo được hoạt động của ngân hàng được tốt nhất.

- Hiện nay hàng năm phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có tổ chức cuộc thi kiểm tra trình độ kiến thức về Tín dụng chứng từ và cấp chứng chỉ quốc tế cho những nguời tham gia. SeABank có thể tìm hiểu và cử thanh toán viên tham gia. Đây sẽ là cơ hội tốt để họ củng cố kiến thức và khẳng định khả năng của mình, trên cơ sở đó thực hiện các nghiệp vụ ngày càng có hiệu quả hơn.

- Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, SeABAnk đã có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới nhưng chưa trải đều các khu vực. Do đó để phục vụ cho hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ của toàn hệ thống, SeABank nên chủ động mở rộng quan hệ đại lý với các khu vực mà đa số các ngân hàng Việt Nam chưa thực sự chú ý đến trong thời gian qua.

- Phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Khi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển thì việc cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ càng trở nên quan trọng vì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ cần đến các nghiệp vụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bảo toàn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đa dạng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao chất lượng và hiệu quả Thanh toán quốc tế thu hút nhiều khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến với ngân hàng. Chính vì vậy, SeABank cần nghiên cứu và triển khai các nghiệp vụ phái sinh như foward, Option, Future bởi vì hiện nay tại SeABank hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu mới chỉ xoay quanh nghiệp vụ giao ngay. Ngoài ra, SeABAnk cũng cần có chính sách tỷ giá

- Ngân hàng có thể giới thiệu cho khách hàng một bộ mẫu chuẩn, đẹp để họ căn cứ vào đó lập theo tránh chứng từ sai sót, trình bày lộn xộn, tránh gây phiền hà cho Ngân hàng.

- Khi Ngân hàng mở L/C thường là trước khi bên bán rút tiền theo chứng từ Ngân hàng nên liên hệ với người mua để nắm vững thông tin bên bán đã giao

hàng như thế nào, bên mua có chấp nhận trả tiền không để đề phòng rủi ro. Muốn làm được như vậy, Ngân hàng trong vòng 7 ngày phải chỉ ra lỗi chứng từ và thông báo ngay.

- Vận đơn được coi là chứng từ quan trọng của bộ chứng từ. Do đó cần chú trọng tới việc kiểm tra và từ chối trong các trường hợp sau: Bảo lãnh xuất trình muộn, không sạch, nội dung không đúng quy định, người ký không chỉ rõ năng lực hay do công ty vận tải không đủ tư cách phát hành...

KẾT LUẬN

Trong thời đại của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu như hoạt động xuất nhập khẩu được coi là động lực cho sự phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mỗi quốc gia thì hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng chính là đòn bẩy cho hoạt động xuất nhập khẩu càng mở rộng và phát triển. SeABank luôn cố gắng để phát triển vững chắc không chỉ về doanh số mà còn về chất lượng của từng nghiệp vụ. Qua phân tích hoạt động Thanh toán quốc tế tại SeABank có thể nhận thấy tuy hoạt động này không phải là thế mạnh của Ngân hàng, kinh nghiệm trong hoạt động này còn ít ỏi, song SeABank cũng đáp ứng được phần nào cho các doanh nghiệp. Chất lượng nghiệp vụ đang từng bước được cải thiện song bên cạnh đó vẫn còn không ít những tồn tại do cả những

nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó hiệu quả cũng như thu nhập từ hoạt động nói trên tại ngân hàng phần nào bị hạn chế.

Tín dụng chứng từ luôn được coi là phương thức thanh toán thuận tiện, an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất cho nguời sử dụng. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì ngay từ bây giờ các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và SeABank nói riêng cần nhanh chóng hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán Tín dụng chứng từ. Có như thế, hệ thống Ngân hàng của chúng ta mới thực sự trở thành người đồng hành tin cậy đối với các doanh nghiệp, mà đặc biệt là các đơn vị xuất nhập khẩu.

Với mục đích đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ tại SeABank, một số vấn đề cơ bản sau đã được giải quyết trong chuyên đề:

- Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ trong thời gian từ 2006-2010. Chuyên đề cũng chỉ rõ một số khó khăn trong quá trình thực hiện thanh toán Tín dụng chứng từ tại SeABank.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ tại SeABank.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tín dụng và thanh toán trong thương mại quốc tế - TS Trần Văn Hoè – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - PTS Đinh Xuân Trình - Nhà xuất bản giáo dục.

3. Giáo trình Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế - PTS Lê Văn Tề - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyên tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản hiệu đính 2003 – Phòng Thương mại quốc tế, ấn phẩm số 600.

5. Cẩm nang nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Dương Hữu Hạn – Nhà xuất bản Thống kê.

6. Một số báo và tạp chí khác - Báo Kinh tế Sài Gòn

- Tạp chí Ngân hàng

- Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ

- Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên các năm 2006-2010 của SeABank - Báo cáo thường niên của Phòng Thanh toán quốc tế - Trung tâm thanh toán Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á từ năm 2006-2010.

7. Một số website

- Website của Tổng cục Hải quan Việt Nam: www.customs.org.vn - Website: www.export.vn

- Website của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á: www.seabank.com.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thứcTín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w