Đa dạng hoá và mở rộng mạng lưới kinh doanh đối ngoại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thứcTín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 77)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.2.3. Đa dạng hoá và mở rộng mạng lưới kinh doanh đối ngoại

Điểm then chốt cho việc phát triển mạng lưới kinh tế đối ngoại là việc củng cố và thu hút thêm khách hàng, do đó chính sách khách hàng của SeABank có thể đi theo các hướng như:

- Chủ động tìm kiếm khách hàng: điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ thông qua các khách hàng có giao dịch với chi nhánh, các khách hàng có mở tài khoản thanh toán tại Chi nhánh mà có nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu mà tư vấn cho họ, giúp đỡ họ trong quá trình từ khi lập hồ sơ cho đến khi tất toán tài khoản. Kết hợp với Phòng Tín dụng lựa chọn các khách hàng đang xin vay để thực hiện các hoạt động đối ngoại, đưa ra hình thức dịch vụ phù hợp nhất thu hút họ sử dụng dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh.

- Phân loại khách hàng: đối với các khách hàng lớn mới giao dịch thì có thể ưu đãi về phí dịch vụ, mức ký quỹ mở L/C, ưu tiên mua bán ngoại tệ theo yêu cầu. Các khách hàng mà thực hiện thanh toán hàng xuất qua Chi nhánh thì được hưởng mức lãi suất tiền vay thấp, phí phục vụ rẻ, tư vấn chi tiết, nhiệt tình.

- Tổ chức hội nghị khách hàng: đối với các khách hàng lớn thì ngân hàng cung cấp cho họ các thông tin về nghiệp vụ hiện đại, các hình thức thanh toán mới nhất.

Thông qua chính sách khách hàng của Ngân hàng, Ngân hàng hoàn toàn có thể mở rộng được mạng lưới kinh doanh nói chung và nâng cao chất lượng Thanh toán quốc tế nói riêng nhờ việc đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng.

- Đối với đơn vị nhập khẩu:

Để mang lại lợi ích cho nhà nhập khẩu và đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng thì ngân hàng cần tư vấn cho họ những vấn đề sau:

+ Tư vấn cho khách hàng nên mở loại L/C nào là có lợi nhất

+ Tư vấn cho nhà nhập khẩu trong việc đưa các điều khoản dựa vào L/C: không nên đưa quá nhiều điều khoản nhưng vẫn phải đảm bảo các điều khoản bắt buộc: thời hạn thanh toán, mô tả về hàng hóa, v.v…

+ Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn thời hạn của L/C : nếu mở quá sớm thì nhà nhập khẩu sẽ bị ứ đọng vốn, nhưng mở quá muộn nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn về thời hạn giao hàng.

- Đối với đơn vị xuất khẩu:

Rủi ro thường gặp nhất mà người xuất khẩu thường gây ra cho ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu là họ thường không lập được bộ chứng từ hoàn hảo và vì vậy họ thường bị từ chối thanh toán. Trong trường hợp đó ngân hàng cần tư vấn cho họ các vấn đề sau:

+ Tư vấn cho người xuất khẩu: yêu cầu người nhập khẩu mở cho mình một L/C với nội dung đảm bảo. Đối với những mặt hàng quý hiếm hoặc nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành thì các L/C như L/C không hủy ngang, L/C có xác nhận miễn truy đòi luôn đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.

+ Tư vấn cho khách hàng khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu nên chọn điều kiện thương mại nào.

+Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng mở L/C là ngân hàng thanh toán. Những ngân hàng lớn thì càng có uy tín trong mối quan hệ, thường xuyên thanh toán sòng phẳng thì việc thanh toán sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.

+ Tư vấn cho người xuất khẩu khi bộ chứng từ có sai sót. Các nhà xuất khẩu Việt Nam khi biết bộ chứng từ có sai sót thì thường yêu cầu ngân hàng chuyển chứng từ đi để thanh toán theo phương thức nhờ thu nhưng nếu làm như vậy sẽ gây bất lợi cho nhà xuất khẩu vì lúc đó bộ chứng từ sẽ được xử lý theo quy tắc thống nhất và nhờ thu (URC). Trong trường hợp như vậy ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng: khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, người được hưởng nên yêu cầu chuyển chứng từ trên cơ sở chấp nhận thanh toán và ghi rõ áp dụng theo UCP 500 hay 600 chứ không nên gửi chứng từ trên cơ sở nhờ thu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thứcTín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w