Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thứcTín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 84)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.2.7.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Để đảm bảo hoạt động Thanh toán quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đi đúng định hướng phát triển và theo đúng hành lang pháp lý của Nhà nước, của t o à n ngân hàng, Phòng Thanh toán quốc tế thuộc Trung tâm thanh toán cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát.

Trước hết, Ngân hàng cần lựa chọn cán bộ tham gia kiểm tra kiểm soát là những người công tư phân minh, thiết tha với sự nghiệp phát triển của Ngân hàng. Các cán bộ kiểm tra, kiểm soát phải phát hiện, uốn nắn kịp thời nâng cao nhận thức toàn diện cho nhân viên. Hơn nữa trong thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác kiểm toán nội bộ cho các lĩnh vực như: kiểm toán báo cáo tài chính...

3.2.8. Đa dạng hoá các ngoại tệ trong kinh doanh và dịch vụ.

Cùng với sự khôi phục lại của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Việt Nam đang dần chiếm lại niềm tin đối với các đối tác Phương Tây và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng trưởng, nhu cầu về ngoại tệ sẽ tăng lên. Do đó, Ngân hàng cần khai thác các nguồn vốn ngoại tệ mạnh để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng

hoá xuất nhập khẩu của khách hàng.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1.1. Cần có những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuấtnhập khẩu nhập khẩu

Hiện nay không có một luật hoặc văn bản dưới luật của Việt Nam đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngọai thương của người mua, người bán với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Chỉ áp dụng UCP 600, là chưa đủ đối với các ngân hàng hoạt động tại Việt nam khi phát sinh tranh chấp.

Trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm,v.v… nhằm bảo vệ quyền cho mình. Vì vậy quy chế trong nước cần có bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ngân hàng người có nghĩa vụ thanh toán tín dụng mà họ đã mở, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Giao dịch tín dụng chứng từ là dịch vụ của ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng. Mối quan hệ này cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Để tạo lập hành lang pháp lý của giao dịch này, giữa ngân hàng và khách hàng cần ký kết thỏa thuận bằng văn bản, xác định mối quan hệ, quyền lợi của 2 bên cho giao dịch tín dụng chứng từ. Rõ ràng sự thiếu hụt quy chế của cấp quản lý vĩ mô đối với giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu là một nguyên nhân tạo nên sự bất hợp lý của vấn đề pháp lý trong xét xử các tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Vấn đề pháp lý trong giao dịch thanh toán chứng từ không đơn giản chỉ là sự vận dụng thông lệ và tập quán quốc tế mà còn là sự chi phối và điều chỉnh của luật pháp quốc gia. Đây chính là điều Việt Nam còn thiếu.

3.3.1.2. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng:

Thị trường tiền tệ liên Ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các Ngân hàng với nhau. Thông qua thị trường này, Ngân hàng Nhà Nước có thể điều hành tỉ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất.

Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng hiện nay là vô cùng cần thiết để các Ngân hàng Thương mại nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh hàng nhập khẩu. Muốn làm được điều này thì chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:

- Giám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của từng ngân hàng thương mại. - Mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng, quyền chọn, v.v…

- Cần tăng cường hơn nữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trong trường hợp thị trường không đủ khả năng thì Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người mua và người bán cuối cùng phải tham gia kịp thời để giúp đỡ các ngân hàng thương mại duy trì được trạng thái ngoại tệ an toàn của mình.

- Phải xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn cho hoạt động chung của Ngân hàng, trong đó đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn trong cho vay.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động, đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại theo thông lệ quốc tế.

- Xây dựng và sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá và ban hành các chế độ, chính sách, quy chế để điều hành thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng. Cơ chế lãi suất và tỷ giá cần liên tục đổi

mới, được xác lập hữu hiệu trên nguyên tắc thị trường và được kiểm soát qua các nghiệp vụ thị trường.

3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác. Thu thập thông tin về đối tác qua các nguồn khác nhau như Ngân hàng, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, báo chí, qua phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

- Nâng cao nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán quốc tế để có thể đảm bảo hiệu quả khi ký kết các hợp đồng ngoại thương.

- Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế.

+ Đối với nhà nhập khẩu để giảm bớt rủi ro khi mở L/C cần bám sát hợp đồng, ghi rõ ràng cụ thể trách nhiệm giao hàng cung cấp hàng cho người bán, đặc biệt là điều khoản về hàng hoá, chủng loại, phẩm chất, đơn giá phải ngắn gọn, rõ ràng tránh để người bán cố tình hiểu sai.

+ Đối với nhà xuất khẩu khi nhận được L/C cần xem xét kỹ, phát hiện kịp thời những chỗ chưa rõ, điều khoản bất lợi khó thực hiện, những điều khoản khác với hợp đồng đề nghị sửa đổi ngay L/C. Khi lập chứng từ thanh toán theo L/C nên làm theo những mẫu sẵn có vừa đẹp vừa khoa học, dễ theo dõi và tránh sai sót.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á(SeABank).

Từ thực tiễn hoạt động của SeABank và các giải pháp đưa ra có thể đề xuất một số kiến nghị sau:

- Cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng của mỗi ngân hàng, nó đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao bộ mặt của ngân hàng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động Thanh toán quốc tế nói riêng. Do đó SeABank có thể đầu tư xây dựng trụ sở tốt hơn, đảm bảo được hoạt động của ngân hàng được tốt nhất.

- Hiện nay hàng năm phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có tổ chức cuộc thi kiểm tra trình độ kiến thức về Tín dụng chứng từ và cấp chứng chỉ quốc tế cho những nguời tham gia. SeABank có thể tìm hiểu và cử thanh toán viên tham gia. Đây sẽ là cơ hội tốt để họ củng cố kiến thức và khẳng định khả năng của mình, trên cơ sở đó thực hiện các nghiệp vụ ngày càng có hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, SeABAnk đã có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới nhưng chưa trải đều các khu vực. Do đó để phục vụ cho hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ của toàn hệ thống, SeABank nên chủ động mở rộng quan hệ đại lý với các khu vực mà đa số các ngân hàng Việt Nam chưa thực sự chú ý đến trong thời gian qua.

- Phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Khi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển thì việc cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ càng trở nên quan trọng vì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ cần đến các nghiệp vụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bảo toàn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đa dạng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao chất lượng và hiệu quả Thanh toán quốc tế thu hút nhiều khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến với ngân hàng. Chính vì vậy, SeABank cần nghiên cứu và triển khai các nghiệp vụ phái sinh như foward, Option, Future bởi vì hiện nay tại SeABank hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu mới chỉ xoay quanh nghiệp vụ giao ngay. Ngoài ra, SeABAnk cũng cần có chính sách tỷ giá

- Ngân hàng có thể giới thiệu cho khách hàng một bộ mẫu chuẩn, đẹp để họ căn cứ vào đó lập theo tránh chứng từ sai sót, trình bày lộn xộn, tránh gây phiền hà cho Ngân hàng.

- Khi Ngân hàng mở L/C thường là trước khi bên bán rút tiền theo chứng từ Ngân hàng nên liên hệ với người mua để nắm vững thông tin bên bán đã giao

hàng như thế nào, bên mua có chấp nhận trả tiền không để đề phòng rủi ro. Muốn làm được như vậy, Ngân hàng trong vòng 7 ngày phải chỉ ra lỗi chứng từ và thông báo ngay.

- Vận đơn được coi là chứng từ quan trọng của bộ chứng từ. Do đó cần chú trọng tới việc kiểm tra và từ chối trong các trường hợp sau: Bảo lãnh xuất trình muộn, không sạch, nội dung không đúng quy định, người ký không chỉ rõ năng lực hay do công ty vận tải không đủ tư cách phát hành...

KẾT LUẬN

Trong thời đại của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu như hoạt động xuất nhập khẩu được coi là động lực cho sự phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mỗi quốc gia thì hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng chính là đòn bẩy cho hoạt động xuất nhập khẩu càng mở rộng và phát triển. SeABank luôn cố gắng để phát triển vững chắc không chỉ về doanh số mà còn về chất lượng của từng nghiệp vụ. Qua phân tích hoạt động Thanh toán quốc tế tại SeABank có thể nhận thấy tuy hoạt động này không phải là thế mạnh của Ngân hàng, kinh nghiệm trong hoạt động này còn ít ỏi, song SeABank cũng đáp ứng được phần nào cho các doanh nghiệp. Chất lượng nghiệp vụ đang từng bước được cải thiện song bên cạnh đó vẫn còn không ít những tồn tại do cả những

nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó hiệu quả cũng như thu nhập từ hoạt động nói trên tại ngân hàng phần nào bị hạn chế.

Tín dụng chứng từ luôn được coi là phương thức thanh toán thuận tiện, an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất cho nguời sử dụng. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì ngay từ bây giờ các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và SeABank nói riêng cần nhanh chóng hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán Tín dụng chứng từ. Có như thế, hệ thống Ngân hàng của chúng ta mới thực sự trở thành người đồng hành tin cậy đối với các doanh nghiệp, mà đặc biệt là các đơn vị xuất nhập khẩu.

Với mục đích đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ tại SeABank, một số vấn đề cơ bản sau đã được giải quyết trong chuyên đề:

- Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ trong thời gian từ 2006-2010. Chuyên đề cũng chỉ rõ một số khó khăn trong quá trình thực hiện thanh toán Tín dụng chứng từ tại SeABank.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ tại SeABank.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tín dụng và thanh toán trong thương mại quốc tế - TS Trần Văn Hoè – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - PTS Đinh Xuân Trình - Nhà xuất bản giáo dục.

3. Giáo trình Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế - PTS Lê Văn Tề - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyên tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản hiệu đính 2003 – Phòng Thương mại quốc tế, ấn phẩm số 600.

5. Cẩm nang nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Dương Hữu Hạn – Nhà xuất bản Thống kê.

6. Một số báo và tạp chí khác - Báo Kinh tế Sài Gòn

- Tạp chí Ngân hàng

- Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ

- Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên các năm 2006-2010 của SeABank - Báo cáo thường niên của Phòng Thanh toán quốc tế - Trung tâm thanh toán Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á từ năm 2006-2010.

7. Một số website

- Website của Tổng cục Hải quan Việt Nam: www.customs.org.vn - Website: www.export.vn

- Website của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á: www.seabank.com.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thứcTín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 84)