Các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 32)

trƣờng trung học phổ thông

1.7.1. Yếu tố bên trong nhà trường

Giáo dục bên trong nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. Giáo dục nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.

Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình GD kỹ năng sống cho HS. Với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GD kỹ năng sống cho học sinh.

1.7.2. Yếu tố bên ngoài nhà trường

1.7.2.1. Cha, mẹ học sinh

Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Vì vậy, mỗi người luôn hướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ.

Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.

Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ trong giáo dục gia đình. Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ…đặc biệt là mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ cần dành thời gian để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm thấy vướng mắc, khó khăn, tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

1.7.2.2. Yếu tố giáo dục xã hội

Địa bàn dân cư nơi HS cư trú, các cơ quan, ban, ngành... ảnh hưởng rất lớn đến việc GD kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho GD kỹ năng sống và hình thành nhân cách HS. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và XH. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả.

1.7.3. Yếu tố chủ quan

Tự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động có ý thức, mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cách bản thân theo định hướng giá trị xác định. Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theo từng giai đoạn phát triển của cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh THPT, nhu cầu tự giáo dục mạnh mẽ, các em đã tự ý thức được những giá trị mà các em cho là hữu ích với cuộc sống như: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt…Đồng thời, các em đã bắt đầu hình thành ý thức về nghề nghiệp, tự phấn đấu, nỗ lực trong học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Quá trình tự giáo dục bao gồm 4 yếu tố cơ bản:

+ Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách bản thân + Năng lực tổ chức tự giáo dục: Lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp, phương tiện thực hiện…

+ Sự nỗ lực của bản thân để vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch tự giáo dục.

+ Tự kiểm tra kết quả tự giáo dục để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Kết luận chƣơng 1

Qua tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:

Hoạt động giáo dục KNS trong trường trung học phổ thông là cần thiết, cấp bách. Đã đến lúc phải coi giáo dục KNS là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục học sinh. Thực hiện tốt việc giáo dục KNS cho học sinh cũng chính là thực hiện bốn trụ cột trong giáo dục của UNESCO là: Học để biết (kỹ năng sống liên quan đến “kiến thức”), học để làm (KNS liên quan đến “hành vi”), học để tự khẳng định mình (KNS liên quan đến “giá trị”), học để cùng chung sống (KNS liên quan đến “thái độ”)

Công tác quản lý của nhà trường luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục KNS trong nhà trường thì người hiệu trưởng phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng tiếp cận KNS. Người hiệu trưởng cần chú trọng đến tất cả các khâu từ việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá của các lực lượng tham gia giáo dục KNS trong nhà trường. Người quản lý cần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về giáo dục KNS cho tập thể đội ngũ giáo viên nhà trường, xây dựng và triển khai kế hoạch, thực hiện chỉ đạo thực hiện và kiểm tra kế hoạch trong lực lượng giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và biết phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường, làm tốt các chức năng quản lý, biết động viên tập thể cán bộ giáo viên tham gia tích cực nhiệt tình nhằm đảm bảo học sinh đến trường không chỉ đơn thuần được dạy chữ mà còn được dạy cách ứng xử làm người. Trong quá trình trang bị các kiến thức về kỹ năng sống cần căn cứ vào các đặc điểm tâm sinh lý nhân cách của học sinh THPT để có những phương pháp giáo dục phù hợp.

Trong chương 1, chúng tôi đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về giáo dục KNS, tầm quan trọng và các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh cũng như công tác quản lý GDKNS cho học sinh THPT. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Chi Lăng. Tuy nhiên muốn đề ra được các giải pháp mang tính khả thi và có hiệu quả thì đòi hỏi người cán bộ quản lý ngoài việc nắm vững những vấn đề về mặt lý luận đã trình bày ở trên thì phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay của các nhà trường.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHI LĂNG HUYỆN CHI LĂNG 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía đông bắc Việt Nam, có biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dài 253 km. Lạng Sơn giáp ranh với các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 8.305,21 km2 trong đó diện tích đồi núi, rừng chiếm gần 80%. Thành phố Lạng Sơn các thủ đô Hà Nội 150 km đường bộ.

Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thành phố. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh. Toàn tỉnh Lạng Sơn có 226 xã, phường, thị trấn, trong đó có 21 xã và thị trấn vùng biên giới đặc biệt khó khăn. Tính đến 1/4/2009, dân số toàn tỉnh là 831.887 người.

Tỉnh Lạng Sơn là nơi có đông đảo đồng bào các dân tộc cùng chung sống từ lâu đời. Toàn tỉnh có 7 dân tộc anh em, dân tộc thiểu số chiếm 83.52% trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42.97%, Tày 35.92%, Kinh 16.5% còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông...

Với ưu thế thuận lợi về đường giao thông và có các cửa khẩu giao lưu buôn bán quốc tế nên những năm gần đây Lạng Sơn có nhiều bước khởi sắc. Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lạng Sơn xếp ở vị trí thứ 53/63 tỉnh thành. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2006 - 2010 là 10.45% thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 15.6 triệu, tương đương 820 USD. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện trong những năm qua đã tạo thuận lợi cho phát triển giáo dục đào tạo. Giáo dục Lạng Sơn đang dần

từng bước tiến tới đáp ứng mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"

Phong tục tập quán của dân tộc Tày - Nùng Lạng Sơn vẫn giữ được những nét đẹp riêng, đó là nét đẹp trong văn hóa , trong ngôn ngữ, trong trang phục, trong các lễ hội và tình cảm gia đình gắn kết; tiếng nói dân tộc vẫn được bảo tồn trong giao tiếp hàng ngày, trong những lễ hội của dân tộc; Trang phục dân tộc vẫn là niềm tự hào của của mỗi người dân địa phương, họ thường mặc trang phục dân tộc trong các ngày lễ quan trọng như Tết, hội làng, đám cưới, đám tang... Dân tộc Tày - Nùng đề cao mối quan hệ dòng tộc, một người con của dòng họ thành đạt là niềm tự hào của cả dòng tộc, ngược lại nếu dòng họ có một người làm việc xấu, cả dòng họ đều cảm thấy đó là nỗi xấu hổ chung, họ có thể sẽ tuyên bố từ chối, không công nhận người đó là thành viên của dòng tộc nữa đó là điều "đáng sợ" nhất... Vì thế mỗi gia đình người dân tộc Tày - Nùng đều luôn quan tâm đến việc dạy dỗ chu đáo cho con em ngay từ khi còn nhỏ và luôn tự học hỏi để hoàn thiện mình trong cuộc đời. Tuy nhiên nhận thức của cha mẹ HS và cộng đồng về giá trị giáo dục còn thấp, nhất là việc giáo dục các kỹ năng sống để hòa nhập cuộc sống hiện đại thì còn rất hạn chế.

Lạng Sơn còn là một vùng đất đai có khí hậu khắc nghiệt, mùa đông có những lúc nhiệt độ xuống đến 00C, giá rét và và xương muối làm trâu, bò, gia súc chết hàng loạt... mùa hè lại nắng nóng gay gắt có nơi nhiệt độ lên đến 370C... Với địa hình vùng núi hiểm trở, giao thông đi lại còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ từ đầu nguồn đổ về thường làm xói lở đường liên thôn, liên xã, có nhiều em học sinh hàng tháng trời không được về thăm nhà do núi lở, tắc đường. Từ những điều kiện tự nhiên trên, mức thu nhập của các gia đình còn thấp, hầu hết chỉ trông vào cây lương thực và gia súc chăn thả tự nhiên, kinh tế tự cung, tự cấp, mọi sản phẩm chưa thành hàng hóa, do vậy điều khiện để đầu tư cho con em học tập còn rất hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Khái quát về giáo dục tỉnh Lạng Sơn

Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn những năm gần đây đã đạt được những thành tựu to lớn đáng ghi nhận. Được các cấp chính quyền và địa phương quan tâm cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên trong toàn ngành, giáo dục Lạng Sơn đã có những chuyển biến rõ nét về cả quy mô, chất lượng và hiệu quả.

Toàn tỉnh Lạng Sơn hiên có 1 trường cao đẳng sư phạm và 3 trường trung cấp: Y tế, Kinh tế và Văn Hóa nghệ thuật. Các bậc học của ngành giáo dục phổ thông được phát triển nhanh. Năm học 2012-2013 toàn tỉnh có 187 trường mầm non, 248 trường tiểu học, 205 trường THCS, 24 trường THPT, 13 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tổng số học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh là 175514 em. Riêng số học sinh các trường THPT là 25385 em. Những năm qua, chất lượng giáo dục trong các nhà trường được nâng cao lên cả về đại trà cũng như mũi nhọn theo hướng ổn định, thực chất dần dần đáp ứng yêu cầu của một tỉnh miền núi. Cơ sở vật chất bắt đầu được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiên đại, trang thiết bị dạy học được quản lý và sử dụng vào nền nếp. Công tác quản lý của các nhà trường bước đầu được đổi mới, chú trọng đến tính kế hoạch, tự chủ, dân chủ trong các cơ sở giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo bồi dưỡng khá bài bản, chú trọng cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh những thành tựu to lớn mà ngành giáo dục đào tạo Lạng Sơn đã đạt được, cũng còn nhiều những thiếu sót, bất cập cần khắc phục. Cơ sở vật chất cho các trường vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu môn học cũng như chất lượng, trình độ chưa đồng đều. Việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học tích cực còn có nhiều khó khăn. Một bộ phận giáo viên còn bảo thủ trì trệ, chưa nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế chuyên môn. Đa số học sinh dân tộc ở vùng sâu

vùng xa còn nhiều khó khăn về kinh tế cũng như trình độ dân trí, tác động không nhỏ đến chất lượng giáo dục chung của tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm tình hình trường THPT Chi Lăng

Trường THPT Chi Lăng được xây dựng trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Huyện Chi Lăng có 19 xã, 02 thị trấn (thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi Lăng), có 5 xã thuộc khu vực III, có 38 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định số 447/QĐ-UBDT, ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc. Học sinh trên 95% là con em người dân tộc thiểu số (chủ yếu là Tày, Nùng), phần lớn các em ham học nhưng điều kiện học tập cả các em còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách từ nhà đến trường xa, năm học 2012 - 2013 toàn trường có 1576 học sinh trong đó 504 (gần 30%) em phải xa nhà đến trọ học tại khu vực thị trấn Đồng Mỏ. Đội ngũ giáo vien yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiều thầy cô có trình độ chuyên môn vững vàng, yên tâm công tác và gắn bó với nhà trường. Với bề dày 50 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Chi Lăng là niềm tự hào của các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh đã và đang công tác, học tập dưới mái trường này.

- Về quy mô phát triển của nhà trường: Trong 3 năm gần đây, mỗi năm nhà trường có khoảng trên dưới 1500 học sinh được biên chế cho 36 lớp học. Số cán bọ, giáo viên nhà trường trong năm học 2012 - 2013 là 104 người.

- Về xây dựng đội ngũ: Đội ngũ giáo viên nhà trường ngày càng trưởng thành và lớn mạnh 100% giáo viên đạt chuẩn, có 8% giáo viên chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đoàn kết, tích cực giúp đỡ lẫn nhau nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Trường có nhiều giáo viên là giáo viên cốt cán cấp tỉnh ở các bộ môn cơ bản. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được tiến hành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 32)