nhà trường về trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số
2.2.1.1. Đánh giá thực trạng về kỹ năng sống của học sinh trường THPT Chi Lăng
Kỹ năng sống là một nội dung đã được đưa cào chương trình giáo dục trong nhà trường trong những năm gần đây. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thực sự được quan tâm từ khi có chỉ thị số 40/2008 CT-BGD DDT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các
trường phổ thông giai đoạn từ 2008 - 2013. Trong đó có nội dung "rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Giúp học sinh có kỹ năng ứng sử hợp lý các tình huống trong cuộc sống , rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, kỹ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội..."
Để khảo sát thực trạng từ đó có đánh giá khách quan về kỹ năng sống của học sinh dân tộc thiểu số của trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 18 học sinh 3 lớp 12A2, 11A7 và 10A2 bằng phiếu điều tra.
Kết quả thu được phản ánh trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Ý kiến học sinh về một số KNS của học sinh dân tộc thiểu số THPT Chi Lăng
STT Nội dung
Mức đồng ý (%)
(5 là rất đồng ý, 1 là rất không đồng ý)
5 4 3 2 1
1 Tụ tin diễn đạt trước đông người 5,0 10,7 24,2 60,1 0 2
Kiên định trước những rủ rê lôi kéo vào việc chưa tốt ảnh hưởng đến học tập
21,8 35,2 26,6 16,4 0
3
Khả năng xác định mục tiêu cho bản thân phù hợp khả năng, điều kiện
13,3 28,1 25,8 32,8 0 4 Làm việc nhóm hiệu quả 18,8 29,7 14,8 36,7 0 5 Bình tĩnh, kiềm chế khi bị ai đó nói xấu 24,2 14,8 17,2 43,8 0 6 Khi có bất đồng với bạn, chủ động hoà giải 22,7 26,6 27,3 23,4 0 7 Cố gắng hiểu bạn khi bạn bực tức, buồn chán 20,3 33,6 19,5 26,6 0
Phân tích số liệu khảo sát ta thấy: Kỹ năng sống của hơn 50% học sinh được khảo sát hầu như mới ở mức trung bình hoặc chưa tốt. Cụ thể hơn kỹ năng diễn đạt trước đông người có đến 60,1% tự đánh giá ở mức chưa tốt. Điều này cho thấy các em còn tự ti e ngại trong tiếp xúc, giao lưu. Có tới 43,8% học sinh thừa nhận khả năng kiềm chế, bình tĩnh còn kém. Nếu không biết cách kiềm chế như vậy sẽ dễ dẫn đến các xích mích, mâu thuẫn và bạo lực học đường. Kỹ năng làm việc nhóm chỉ có 48,5% tự đánh giá ở mức tốt và khá, còn lại 51,5% tự đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt. Khi gặp các tình huống khó khăn thì các em khá lúng túng trong cách giải quyết. Các em ít có sự chia sẻ với bạn bè hoặc người lớn cho nên thường dẫn đến bế tắc trong giải quyết hoặc gây hậu quả xấu.
Thực trạng trên đặt ra một vấn đề cấp thiết: song song với việc dạy chữ trong nhà trường, cần dạy cho các em cách ứng xử. Là con em người dân tộc, các em học sinh từ các xã vùng sâu, vùng xa của Huyện về học tập tại trường, các em gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Từ việc hòa nhập với cuộc sống hiện đại, học sử dụng các thiết bị phục vụ học tập, đời sống đến học làm người bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như biết kiềm chế, biết làm việc nhóm hay có sự tự tin trước đông người...Có được những kỹ năng cần thiết đó sẽ góp phần tăng hiệu quả chất lượng học các môn văn hoá, tạo dựng nên môi trường học tập thân thiện cho tất cả học sinh, góp phần vào chất lượng giáo dục nói chung.
Qua trao đổi với giáo viên và quan sát thực tế hành vi của học sinh dân tộc thiểu số chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Học sinh dân tộc thiểu số yếu kém về kỹ năng sống thường có biểu hiện ngại giao tiếp trong quan hệ với cộng đồng, với người khác. Thậm chí có em còn có những biểu hiện nhận thức về xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin hoặc hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những mặt tích cực. Đôi khi có sự di chuyển niềm tin vào những người tốt, vào những lẽ sống
và những lý tưởng sống tích cực, cao đẹp sang niềm tin mù quáng vào cuộc sống bụi đời, với những bạn đường sống ngoài lề của cuộc sống xã hội.
Tình huống cụ thể với trường hợp của em NVT:
Là một học sinh từ xã Hữu Kiên, xã vùng đặc biệt khó khăn của Huyện Chi Lăng, NVT được gia đình cho ra Đồng Mỏ trọ học, mặc dù nhà trường đã rất quan tâm, thường xuyên thăm hỏi, kiểm tra tình hình ăn, ở, học tập của các em học sinh trọ học, nhưng mỗi lần các thầy cô giáo đến nhà trọ thăm hoặc gặp gỡ tâm sự với em chưa bao giờ em nói một câu chuyện nào đầy đủ, không thổ lộ, bộc bạch, thậm chí không trả lời các câu hỏi của thầy cô... Vậy mà một hôm có đồng chí công an Huyện đến trường xin phép được làm việc với NVT vì em đã tham gia một vụ ẩu đả tại quán Karaoke gây chết người...
Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, thiếu người thân, khao khát muốn được sống trong tình cảm nhưng không được bù đắp thoả đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược yếu thế. Một số em tỏ ra kém ý chí: Không tự kiềm chế được hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập, lao động và công việc cụ thể.
Tình huống cụ thể với trường hợp của em VTP:
Cha mẹ li hôn khi P mới 2 tuổi, em sống với bố còn mẹ thì nuôi 2 chị, điều kiện sống của cả bố và mẹ rất khó khăn cho nên không quan tâm được các con vì vậy em luôn ghen tức với các chị được sống với mẹ và nghĩ rằng mẹ không yêu thương mình. 10 năm sau, các chị lớn đi lấy chồng, bố mất, mẹ quay về sống cùng P, lúc này P 12 tuổi, em có những suy nghĩ mẹ quay về để nhằm lấy ngôi nhà mà bố để lại chứ không yêu thương gì mình, cho nên em rất ghét mẹ, luôn tìm cách tỏ thái độ coi thường, thách thức khi mẹ dạy dỗ em...Em chơi với một nhóm bạn thường xuyên trốn học đi chơi điện tử, khi mẹ phát hiện và nhắc nhở em đã tuyên bố không có người mẹ này và bỏ nhà đi bụi...
Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau ngày càng nhiều, không chỉ có học sinh nam mà có cả học sinh nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm đón đường đánh trả thù nhau, phân vùng làng, xã... Nhiều khi các em còn dùng cả hung khí như dao, kiếm, côn... do ảnh hưởng của phim truyện, của các trò chơi điện tử, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để làm oai... Số học sinh vi phạm nội quy trường lớp như uống rượu bia, hút thuốc trong nhà trường tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến nhà trường, môi trường sư phạm trong sạch. Phần lỗi này do gia đình quá nuông chiều các em, nhiều gia đình cho con trẻ uống rượu, hút thuốc thoải mái như người lớn mà không biết đến tác hại của nó: say rượu bia, say thuốc lá từ nhà đến trường học, phóng xe vượt ẩu, phá rối lớp học...
Vấn đề đặt ra là nhà trường phải tăng cường giáo dục ý thức, động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết thân ái chan hòa, giáo dục tình yêu trong sáng để học sinh gắn bó, thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống. Đó chính là những nội dung về giáo dục kỹ năng sống.
Để có đánh giá khách quan về mức độ quan trọng của các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 150 học sinh bằng phiếu điều tra.
Bảng 2.2. Ý kiến của học sinh về tầm quan trọng của một số KNS đối với học sinh dân tộc thiểu số trường THPT Chi Lăng
TT Nội dung GD kỹ năng sống
Ý kiến về mức độ quan trọng (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
1 Kỹ năng giao tiếp 90 10 0
2 Kỹ năng tự nhận thức 63,3 30 6,7
3 Kỹ năng xác định giá trị 43,3 46,7 10
4 Kỹ năng ra quyết định. 54,7 25,3 20
5 Kĩ năng giải quyết vấn đề 65,3 23,3 11,4
6 Kĩ năng kiên định 66,7 30 3,3
7 Kĩ năng hợp tác 73,3 26,7 0
8 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng 83,3 13,3 3,3
9 Kỹ năng đặt mục tiêu 50 30 20
( Số học sinh khảo sát: 150 em)
Về nội dung giáo dục kỹ năng sống có 100% ý kiến khẳng định đó là những nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh THPT. Trong số các nội dung GD kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh thì có những nội dung được xếp bậc cao như kỹ năng giao tiếp (90% ý kiến cho rằng rất quan trọng); Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng (83,4 ý kiến cho rằng rất quan trọng); Kỹ năng hợp tác (63,3% ý kiến cho rằng rất quan trọng); Kỹ năng tự nhận thức (63,3 ý kiến cho rằng rất quan trọng). Như vậy các nội dung đánh giá là rất quan trọng để giáo dục học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước khi chúng ta đang trên con đường hội nhập với các nước trên thế giới, giao thương khắp năm châu. Chúng ta cần có những con người có bản lĩnh, có trí tuệ, có hiểu biết để tự tin đương đầu đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
Đối với việc thực hiện các nội dung GD kỹ năng sống thì qua khảo sát chúng tôi thấy mặc dù vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào trong chỉ thị việc thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm học 2012 - 2013, nhưng vì đây là những nội dung còn hết sức mới mẻ nên trong thực tế việc thực hiện các nội dung này một cách bài bản là vẫn còn hạn chế. Nhà trường mới chỉ thực hiện các nội dung giáo dục này dưới dạng lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và chương trình một số môn học. Có nhiều nội dung không được thực hiện thường xuyên như: Kỹ năng xác định giá trị (chiếm 46,7%), Kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng (43,3%), kỹ năng tự nhận thức (43,3%)...Thực tế cuộc sống hiện nay do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên các em có nhu cầu cần được giáo dục về tình bạn, tình yêu. Các em rất tò mò, lúng túng trước tình yêu cảm tính tuổi học trò nên nhà trường phải quan tâm hơn nữa giáo dục về vấn đề này, giúp các em có tri thức hiểu biết về đời sống tình cảm để có được những tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng.
Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm giáo dục cho học sinh tính tự giác, dũng cảm, trung thực, biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn để xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt. Phải giáo dục học sinh tính khiêm tốn học hỏi thì mới tích luỹ được nhiều tri thức. Nhà trường cũng cần phải bồi dưỡng cho các em biết cách định hướng và quyết đoán trong các tình huống xảy ra một cách hợp lý...
2.2.1.2.Thực trạng nhận thức của đội ngũ giáo viên nhà trường về trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số
Tác giả đã thực hiện khảo sát nhận thức của 104 giáo viên nhà trường về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số và nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Nhận thức của đội ngũ giáo viên về trách nhiệm GD KNS cho học sinh dân tộc thiểu số trường THPT Chi Lăng
STT Nội dung Mức độ nhận thức (%) Đồng ý Không đồng ý Phân vân 1 GD KNS chỉ là trách nhiệm của gia đình 0 98,1 1,9 2 GD KNS không phải là trách nhiệm của
giáo viên chủ nhiệm 0,9 96,2 2,9
3 GDKNS có thể thực hiện trong tất cả các
môn học 93,3 2,9 3,8
4 GDKNS là nhiệm vụ của nhà trường 97,1 0 2,9 5 GDKNS không phải là trách nhiệm của
giáo viên bộ môn 1,9 93,3 4,8
6 GDKNS rất hiệu quả trong các hoạt động
tập thể, hoạt động Đoàn thanh niên 100 0 0 7 GD KNS phải có sự phối hợp với cha mẹ
và cộng đồng 100 0 0
(Số lượng khảo sát: 104 giáo viên)
Nhìn vào kết quả điều tra có thể thấy rằng: Hầu hết đội ngũ giáo viên nhà trường đều nhận thức đúng về vai trò quan trọng, cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Có 92,6% không đồng ý với ý kiến cho rằng giáo dục kỹ năng sống không phải là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. 93,3% giáo viên cho rằng giáo dục kỹ năng sống có thể thực hiện trong tất cả các môn học và 100% giáo viên khẳng định giáo dục kỹ năng sống cần có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục và hoạt động này rất hiệu quả khi học sinh tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn thanh niên.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng bạo lực học đường gia tăng, những phức tạp trong đời sống tâm lý tình cảm khiến nhiều học sinh bế tắc hoặc sai lầm trong hướng giải quyết thì việc giáo dục cho học sinh những kỹ năng như ứng phó với tình huống căng thẳng, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
được hỏi cho rằng cần có các chương trình tập huấn về cách thức giáo dục KNS để giáo viên có thêm nghiệp vụ giáo dục về vấn đề còn mới mẻ này, 87,5% (91/104) giáo viên đề nghị cần cung cấp tài liệu để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có những kỹ năng cần thiết thực hiện giáo dục KNS theo chức năng nhiệm vụ được phân công. 75,96% (79/104) giáo viên đề nghị cần nghiên cứu, sắp xếp lại nội dung dạy học các môn sao cho hợp lý, tăng thời lượng thực hành, giảm thời lượng lý thuyết hàn lâm không cần thiết. Có làm được việc đó thì việc giáo dục KNS trong trường học mới có tính ổn định, bền vững lâu dài.