Trường THPT Chi Lăng được xây dựng trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Huyện Chi Lăng có 19 xã, 02 thị trấn (thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi Lăng), có 5 xã thuộc khu vực III, có 38 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định số 447/QĐ-UBDT, ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc. Học sinh trên 95% là con em người dân tộc thiểu số (chủ yếu là Tày, Nùng), phần lớn các em ham học nhưng điều kiện học tập cả các em còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách từ nhà đến trường xa, năm học 2012 - 2013 toàn trường có 1576 học sinh trong đó 504 (gần 30%) em phải xa nhà đến trọ học tại khu vực thị trấn Đồng Mỏ. Đội ngũ giáo vien yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiều thầy cô có trình độ chuyên môn vững vàng, yên tâm công tác và gắn bó với nhà trường. Với bề dày 50 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Chi Lăng là niềm tự hào của các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh đã và đang công tác, học tập dưới mái trường này.
- Về quy mô phát triển của nhà trường: Trong 3 năm gần đây, mỗi năm nhà trường có khoảng trên dưới 1500 học sinh được biên chế cho 36 lớp học. Số cán bọ, giáo viên nhà trường trong năm học 2012 - 2013 là 104 người.
- Về xây dựng đội ngũ: Đội ngũ giáo viên nhà trường ngày càng trưởng thành và lớn mạnh 100% giáo viên đạt chuẩn, có 8% giáo viên chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đoàn kết, tích cực giúp đỡ lẫn nhau nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Trường có nhiều giáo viên là giáo viên cốt cán cấp tỉnh ở các bộ môn cơ bản. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được tiến hành khá thường xuên bằng nhiều biện pháp thiết thực như:
+ Tăng cường việc tự bồi dưỡng, lấy tổ, nhóm chuyên môn làm đơn vị cơ bản để bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tham gia nhiệt tình có trách nhiệm trong các kỳ tập huấn bồi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Định kỳ bồi dưỡng về nhận thức chính trị, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho cán bộ viên. 100% giáo viên biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học.
+Hàng năm nhà trường có kế hoạch cử giáo viên đi học để nâng cao tỉ lệ giáo viên trên chuẩn. Phấn đấu năm 2015 có 15% cán bộ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn
- Về cơ sở vật chất: Là một trường THPT miền núi, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Hiện nay trường đang tích cực tham mưu cho Sở Giáo dục - Đào tạo Lạng Sơn hoàn thành dự án xây dựng trường THPT Chi Lăng với đầy đủ các phòng học chức năng, nhà tập đa năng, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của một trường đạt tiêu chuẩn quốc gia trong năm 2013 - 2014.