0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

xuất biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHI LĂNG, HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 68 -68 )

tộc thiểu số ở trƣờng THPT Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số

Mục tiêu

Tuyên truyền làm cho tất cả cán bộ giáo viên trong trường, tuỳ theo nhiệm vụ công tác được giao, có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh đồng thời trang bị những kiến thức, cách thức cần thiết để giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số để mọi giáo viên có ý thức trách nhiệm tốt hơn và có công cụ để thực hiện giáo dục KNS một cách hiệu quả.

Ý nghĩa

Nhận thức là khâu đầu tiên của bất kì hoạt động nào, nó có ý nghĩa to lớn cho sự thành công hay thất bại của công việc. Việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm về giáo dục KNS và trang bị kiến thức về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên là yếu tố hết sức quan trọng. Việc giáo dục KNS là một công việc còn mới mẻ với các nhà trường THPT, hơn thế nữa, nhiều giáo viên cũng chưa được trang bị cách thức và các kiến thức hiểu biết cần thiết để giáo dục KNS dân tộc thiểu số do đó đây là công việc cần phải thực hiện trong nhà trường. Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên đóng một vi trò hết sức quan trọng, có tác dụng tích cực đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm góp phần quyết định vào công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Nội dung

Ban giám hiệu nhà trường cần phải có biện pháp tốt nhất để tăng cường việc nhận thức đúng đắn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số .

Biện pháp thực hiện

- Tổ chức cho giáo viên học tập các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ, ngành, địa phương về đổi mới giáo dục nhất là học tập các nội dung của phong trào thi đua ”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường cũng xác định 2 vấn đề chủ yếu trọng tâm cần thực hiện trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn đầu là thực hiện dạy học hiệu quả và rèn luyện KNS cho học sinh. Nhà trường cũng lấy đó là tiêu chí đánh giá thực hiện nhiệm vụ cuối năm học.

- Thực hiện lồng ghép vào kiểm tra nhận thức, năng lực giáo viên trong mỗi năm học. Các nội dung kiểm tra nhận thức, năng lực giáo viên đều có nội

dung về việc thực hiện giáo dục KNS, thông qua đó phát hiện những nội dung giáo viên chưa nắm vững cần tiếp tục tuyên truyền đồng thời cũng là kênh thông tin để xếp loại viên chức cuối năm.

- Đổi mới cách thức tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên:

Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, chỉ thị của Sở Giáo Dục và Đào tạo về mục tiêu giáo dục toàn diện trong đó chú trọng đến công tác GD kỹ năng sống cho học sinh.

Đối với cán bộ Đoàn: Đề ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên phải nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, các văn bản hướng dẫn của các cấp để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GD kỹ năng sống cho học sinh.

Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số thiết thực, phù hợp từng chủ điểm và tình hình đoàn viên thanh niên nhà trường giúp cho đoàn viên, thanh niên học sinh xác định đúng mục tiêu, lý tưởng, tu dưỡng rèn luyện và hình thành những KNS cần thiết cho bản thân.

Đối với tổ chuyên môn: Chỉ đạo tập huấn các kỹ năng tích hợp giáo dục KNS vào bài dạy theo từng nhóm chuyên môn, trước mắt là các môn có lợi thế như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học..

Tổ chức các hoạt động dự giờ thăm lớp để giáo viên bộ môn thấy rõ hiệu quả việc dạy tích hợp lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số không làm cho bài giảng nặng nề hơn mà chính là làm cho việc lĩnh hội tri thức của học sinh được nhẹ nhàng uyển chuyển và linh hoạt hơn. Từ việc nhận thức rõ hiệu quả của bài dạy, giáo viên có ý thức trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS tích hợp vào bài dạy.

Giáo viên chủ nhiệm cộng tác chặt chẽ với CMHS, chủ động phối hợp với các giáo viên dạy bộ môn, Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh. Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể phát triển toàn diện, tự quản để trở thành phương tiện giáo dục KNS cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá học sinh từng tháng để kịp thời điều chỉnh các biện pháp giáo dục phù hợp.

Như vậy người quản lý cần chú ý những vấn đề sau:

- Phân công giáo viên chủ nhiệm cần phải cân nhắc chọn lựa phù hợp với từng khối lớp và đặc trưng mỗi lớp. Khi phân công chủ nhiệm cần chú ý sao cho các giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau, bổ trợ cho nhau trong công tác đồng thời người quản lý cần chú ý đến những lớp cuối cấp, lớp có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt hơn các lớp khác (lớp có học sinh cá biệt, lớp có nhóm bạn học tốt...).

- Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giúp họ nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình, những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đồng thời động viên, khuyến khích, giúp đỡ họ học tập, trau dồi kinh nghiệm nâng cao năng lực và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm qua đồng nghiệp và học hỏi ở trường bạn.

Điều kiện thực hiện

- Nhà trường phải cụ thể hoá các chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước, các chỉ thị của ngành, cụ thể hoá nội dung giáo dục KNS bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể đến cán bộ giáo viên nhà trường.

- Việc tuyên truyền phải diễn ra thường xuyên trong các kỳ họp hội đồng, sinh hoạt tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, kịp thời nêu những điển hình tiêu biểu trong việc ứng xử các tình huống hay của giáo

viên chủ nhiệm, các bài giảng hiệu quả trong việc tích hợp giáo dục KNS...tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên.

- Trang bị tài liệu về giáo dục KNS cho giáo viên và học sinh: Cung cấp các tài liệu về chủ để giáo dục KNS cho thư viện nhà trường và đến tận tay từng giáo viên, đảm bảo mỗi giáo viên có ít nhất một cuốn sách hướng dẫn về giáo dục KNS các sách này giúp cho các thầy cô giáo có thêm nhận thức và cách thức tiến hành giáo dục KNS. Một số sách tiêu biểu được trang bị như “Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Bẩy - Bùi Ngọc Diệp - Bùi Đức Thiệp - Ngô Thị Tuyên, “Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống” của Nguyễn Thanh Bình, “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Mĩ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính - Vũ Phương Liên... Một số sách dành cho học sinh cũng được bổ sung như sách về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, sách “Hạt giống tâm hồn”...

3.2.2.Tăng cường tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học

Mục tiêu

Chỉ đạo triển khai tích hợp các nội dung giáo dục giá trị nhân văn nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, những hiểu biết về các giá trị nhân văn trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng dân tộc và thế giới. Định hướng cho học sinh biết kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống, có thái độ ứng xử đúng đắn đối với các vấn đề sống còn của dân tộc và nhân loại. Hình thành cho các em những kỹ năng cần thiết, phù hợp mang tính nhân văn trong mối quan hệ với mọi người, với cuộc sống cộng đồng, giáo dục thái độ tích cực trong học tập, sáng tạo vươn lên để xây dựng cuộc sống hoà bình, hạnh phúc, bình đẳng.

Ý nghĩa

Trong quá trình dạy học việc cung cấp kiến thức mới và hình thành kỹ năng ban đầu cho HS là hết sức cần thiết. Song việc hướng dẫn HS dân tộc

thiểu số vận dụng những kỹ năng ấy vào trong cuộc sống đạt hiệu quả, tăng cường khả năng tâm lý xã hội, khả năng thích ứng và giúp các em có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống còn quan trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, giáo dục KNS được dựa trên việc học tập thông qua mối quan hệ tương hộ của kiến thức mới, thu thập kỹ năng, thực hành và vận dụng trong cuộc sống. Để củng cố và phát triển kỹ năng giáo viên cần hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số những hoạt động tiếp nối thực hành và vận dụng chúng trong các tình huống cụ thể mà hàng ngày các em thường bắt gặp.

Nếu biết cách tổ chức phù hợp thì việc tích hợp hoạt động giáo dục KNS trong các môn học không hề làm cho các bài học nặng nề mà làm cho bài học được sinh động, nhẹ nhàng và hấp dẫn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tất cả các môn học đều có thể tham gia giáo dục KNS theo đặc thù bộ môn tuy nhiên ưu thế trong việc giáo dục những KNS cần thiết cho học sinh THPT hiện nay là các môn khoa học xã hội. Vì vậy việc giáo dục KNS thông qua việc tích hợp trong các tiết dạy của các môn học là quan trọng, cần thiết và mang tính ổn định lâu dài cho hoạt động giáo dục KNS. Việc tích hợp hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số vào môn học cũng chính là việc giáo viên đã thực hiện việc hướng dẫn học sinh “Học bằng cách nào” chứ không phải “Học nội dung gì”.

Môn GDCD

giúp học sinh có những tri thức, những hiểu biết về: Lẽ sống, lý tưởng, tình bạn, tình yêu, tình đồng chí, nghĩa vụ, bổn phận….

Biện pháp thực hiện:

- Các tổ bộ môn, nhóm chuyên môn thực hiện rà soát các bài có khả năng tích hợp giáo dục KNS: Nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn nhất là các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Giáo dục công dân... lập kế hoạch thống kê rà soát các bài có khả năng tích hợp giáo dục KNS. Sự rà soát này sau mỗi năm có xem xét, điều chỉnh và bổ sung. Tổ chuyên môn cần họp

để thông nhất các vấn đề sau: Tìm ra các bài có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hoặc có thể lồng ghép được các nội dung giáo dục kỹ năng sống. Tiến hành soạn giáo án mẫu, sau đó cả tổ xây dựng góp ý. Cho giảng mẫu, sau đó cả tổ đóng góp ý kiến. Tổng kết rút kinh nghiệm.

Mục đích: Qua các môn học giáo viên đã giúp cho học sinh nhận thức được các vấn đề về xã hội và tự nhiên để từ đó có hành vi ứng xử đúng đắn.

- Giáo viên là người đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy mỗi giáo viên phải luôn tự học, tự bồi dưỡng nâng cao lý luận, kỹ năng dạy học môn khoa học, cách hướng dẫn học sinh học tập nhất là kỹ năng tổ chức cho học sinh đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm.

Do điều kiện về thời gian chúng tôi đã lựa chọn thí điểm việc chỉ đạo xây dựng hệ thống các bài dạy có khả năng tích hợp giáo dục KNS triển khai thực hiện ở 2 môn là Giáo dục công dân và Ngữ văn. Bảng 3.1 là một ví dụ cụ thể về việc xác định nội dung các bài dạy có tích hợp giáo dục KNS ở môn giáo dục công dân lớp 10.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện bài dạy có tích hợp giáo dục KNS: Từ việc rà soát và đưa vào danh mục các bài dạy có liên quan đến giáo dục KNS, tổ chức cho giáo viên lên kế hoạch trong năm học, xây dựng kế hoạch thực hiện bài dạy với các cách thức cụ thể như xây dựng tình huống, làm việc nhóm, cho học sinh phát biểu thảo luận, đàm thoại.

Đối với học sinh địa bàn huyện Chi Lăng có tới trªn 95% là người dân tộc thì việc khuyến khích các em dám nói, dám phát biểu suy nghĩ của mình trước tập thể để thể hiện chính kiến của mình đã là một thành công lớn. Cán bộ quản lý luôn lưu ý giáo viên trong qúa trình thực hiện chú trọng đến mục tiêu bài dạy theo hướng đáp ứng các mục tiêu về kiến thức, thái độ và kỹ năng.

Trong bài học tổ chức cho học sinh đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm giáo viên phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch nội dung và các phương tiện phục vụ dạy học. Dự kiến các bước tiến hành, chuẩn bị các tình huống và định

hướng cách giải quyết trong mỗi tình huống đó, đồ phụ trang, phiếu giao việc cho các nhóm học sinh. Giờ học sẽ không đạt hiệu quả khi giáo viên không chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học, học sinh thiếu những đồ dùng học tập cần thiết. Giáo viên phải dự kiến phân bố thời gian hợp lí cho từng hoạt động đóng vai, thảo luận của học sinh. Điều này rất quan trọng vì nếu phân bố thời gian không hợp lí, tổ chức không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. Nếu kéo dài thời gian đóng vai giờ học trở thành “diễn kịch” giờ học sẽ kém hiệu quả, bởi phần đóng vai không phải là nội dung chính của bài học. Học sinh có tìm ra được tri thức khoa học, rèn luyện các kỹ năng sống hay không lại phụ thuộc vào phần thảo luận nhóm. Vì vậy giáo viên phải chủ động về mặt thời gian, đảm bảo đúng yêu cầu về mặt lí luận dạy học, tuân thủ lôgic của quá trình dạy học. Giáo viên phải tạo ra không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học, học sinh cảm thấy tự tin, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của các em.

- Chỉ đạo điểm việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo quy trình thiết kế quá trình dạy học theo ba bước: chuẩn bị, thực thi, đánh giá cải tiến. Đưa vào thử nghiệm việc đánh giá giờ dạy theo hướng đánh giá việc thực hiện mục tiêu bài học. Làm tốt được việc thiết kế quá trình dạy học theo các bước trên không chỉ góp phần thực hiện hiệu quả việc đạt được các mục tiêu kiến thức mà còn gớp phần thực hiện các mục tiêu thái độ, kỹ năng và giảm tải chương trình hiện nay vốn bị coi là nặng nề, hàn lâm. Việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học chính là giúp học sinh không chỉ là học cái gì mà học như thế nào, học để làm gì và ứng dụng vào cuộc sống ra sao. Đây là một công việc không dễ dàng nhưng là xu thế tất yếu hiện nay, góp phần gắn nội dung bài dạy vào thực tế và đáp ứng nhu cầu xã hội và cũng chính là đã góp phần

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHI LĂNG, HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 68 -68 )

×